Nhật Bản một lần nữa can thiệp vào thị trường tiền tệ

Nhật Bản đã lại một lần nữa can thiệp vào thị trường tiền tệ trong phiên giao dịch ngày 21/10 ở New York để ngăn chặn đà trượt giá của đồng yen so với đồng USD.

Các nguồn tin thân cận ngày 22/10 cho hay Nhật Bản đã lại một lần nữa can thiệp vào thị trường tiền tệ trong phiên giao dịch ngày 21/10 ở New York để ngăn chặn đà trượt giá của đồng yen so với đồng USD, sau nỗ lực can thiệp đầu tiên trong 24 năm hồi tháng 9/2022 để hỗ trợ đồng nội tệ.

Đồng nội tệ Nhật Bản đã tăng gần 6 yen lên mức 146,20 yen đổi 1 USD trong vòng vài giờ hôm 21/10 tại New York, do sự biến động mạnh của đồng yen làm dấy lên đồn đoán Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành can thiệp thị trường mua đồng yen và bán đồng USD lần thứ hai.

Nhà ngoại giao tiền tệ hàng đầu của Nhật Bản Masato Kanda giữ im lặng về việc liệu Tokyo có thực hiện một biện pháp can thiệp mới như tháng trước hay không.

Thủ tướng Fumio Kishida, người đang có chuyến thăm Australia, nói với các phóng viên vào cuối ngày 22/10 rằng chính phủ đang theo dõi các biến động trên thị trường ngoại hối với tinh thần khẩn trương. Chính phủ sẽ duy trì chính sách ứng phó thích hợp với những biến động quá mức.

Sau khi tăng đột ngột, đồng yen Nhật Bản sau đó đã sụt giảm so với đồng USD, xuống 147,74-84 yen đổi 1 USD vào lúc 17h00 tại New York (theo giờ địa phương) so với mức 150,47-49 yen đổi 1 USD vào cuối phiên chiều 21/10 ở Tokyo.

Trước khi có sự can thiệp của chính phủ, những người tham gia thị trường đã thận trọng kiểm tra mức giảm giá của đồng yen, qua đó đẩy đồng USD lên mức 1 USD đổi 151,94 yen.

Theo Yuichi Kodama, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Yasuda Meiji, dựa trên sự biến động của đồng tiền này trong một đêm, việc chính phủ can thiệp với quy mô lớn được cho là đã xảy ra.

Tuy nhiên, những người tham gia thị trường nói rằng những nỗ lực như vậy sẽ chỉ giúp làm chậm tốc độ trượt giá của đồng yen. Ông Kodama cho biết một khi khoảng cách giữa lãi suất của Mỹ và Nhật Bản vẫn còn, xu hướng này sẽ vẫn tiếp diễn, đồng yen có thể tiếp tục suy yếu.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tiếp tục duy trì xu hướng tăng sau khi chạm mức cao mới của 14 năm trong phiên ngày 20/10, sau khi Chủ tịch chi nhánh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại Philadelphia Patrick Harker bình luận về kế hoạch thặt chặt tiền tệ.

Quảng cáo

Lợi suất trái phiếu tăng cao đã thúc đẩy nhiều người mua vào đồng USD. Ông Harker dự báo lãi suất của Mỹ sẽ "cao hơn 4%" vào cuối năm nay, so với mức mục tiêu 3-3,25% hiện nay.

Đầu phiên 21/10 tại London, đồng yen đã giảm xuống 151 yen đổi 1 USD do quan điểm rằng Fed sẽ tiếp tục tăng mạnh lãi suất để kiềm chế lạm phát. Lần gần nhất đồng yen giao dịch ở mức 151 yen đổi 1 USD là hồi tháng 7/1990, khi Nhật Bản đang trong giai đoạn cuối cùng của nền kinh tế bong bóng do tài sản bị thổi phồng lên.

Các nhà phân tích thị trường cho biết thận trọng về một sự can thiệp khác đã hạn chế việc đồng yen giảm giá mạnh, mặc dù họ nhận thấy tác động của hoạt động mua đồng yen và bán đồng USD trước đó của các nhà chức trách chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn do sự biến động của thị trường tiền tệ.

Ngày 22/9, Nhật Bản đã tiến hành can thiệp vào thị trường tiền tệ khi bơm tới 2.840 tỷ yen (19 tỷ USD) để hỗ trợ đồng nội tệ. Giá trị của đồng yen đã giảm hơn 20% so với đầu năm nay.

Các cơ quan quản lý tiền tệ kể từ đó đã nhiều lần cảnh báo rằng họ sẽ lại có những hành động cần thiết để chống lại những biến động bất ổn của đồng yen. Nhiều đồn đoán cho rằng các nhà chức trách đã tiến hành can thiệp "âm thầm" để làm chậm đà giảm của đồng yen mà không đưa ra thông báo.

Đồng yen giảm xuống mức thấp của 32 năm so với đồng USD là một đòn giáng mạnh vào các hộ gia đình Nhật Bản, vốn đã bị ảnh hưởng bởi chi phí sinh hoạt tăng cao.

Điều này làm tăng giá nhập khẩu năng lượng, thực phẩm và các nguyên liệu thô khác mà Nhật Bản khan hiếm. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch đưa ra một gói kinh tế để xoa dịu nỗi đau của các hộ gia đình và hỗ trợ nền kinh tế.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy yếu của đồng yen so với đồng USD là khoảng cách lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ ngày càng gia tăng do chính sách tiền tệ của hai nước khác nhau.

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda đã loại trừ khả năng tăng lãi suất trong vài năm tới vì mục tiêu lạm phát 2% có thể sẽ đạt được một cách ổn định và bền vững.

Về phần mình, Fed dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất vì lạm phát đang tăng nhanh hơn nhiều so với ở Nhật Bản.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết Mỹ đã cung cấp một sự hiểu biết nhất định cho thị trường, khi Nhật Bản can thiệp vào thị trường tiền tệ hồi tháng 9/2022.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025

BoJ sắp hoàn tất đợt bán cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sắp hoàn tất việc bán số cổ phiếu trị giá hàng triệu USD mà họ mua từ các ngân hàng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hai thập kỷ.

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm