“Cơn khát” năng lượng mới từ Trung Quốc đe dọa lạm phát toàn cầu

Nhiều nhà quan sát lo ngại khi Trung Quốc gia tăng nhập khẩu dầu thô và các tài nguyên năng lượng khác, giá cả các mặt hàng này sẽ tăng lên và thúc đẩy lạm phát trên toàn thế giới.

Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc có thể tăng mạnh khi nền kinh tế hồi phục và các chính sách phòng dịch được dỡ bỏ hoàn toàn.

Nhiều nhà quan sát lo ngại khi Trung Quốc gia tăng nhập khẩu dầu thô và các tài nguyên năng lượng khác, giá cả các mặt hàng này sẽ tăng lên và thúc đẩy lạm phát trên toàn thế giới.

Công ty quản lý tài sản UBS cho biết dữ liệu trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán cho thấy hoạt động đi lại của người dân đã tăng mạnh.

Trong tuần nghỉ Tết Nguyên đán 20-27/1, số lượt đi lại ở Trung Quốc đã đạt mức tương đương 90% so với năm 2019, trước khi đại dịch bùng phát.

Điều này sẽ phản ánh qua nhu cầu lớn hơn đối với xăng dầu và nhiên liệu máy bay ở Trung Quốc.

Để đáp ứng nhu cầu dầu thô mạnh hơn, Trung Quốc đầu tháng Một đã tăng hạn ngạch nhập khẩu năm 2023 thêm 20% so với năm trước.

UBS dự báo giá dầu ngọt nhẹ Mỹ WTI có thể tăng lên 107 USD/thùng trong năm nay, thấp hơn mức đỉnh của năm ngoái là 130 USD/thùng nhưng cao hơn 40% so với mức giá hiện tại.

Khép lại phiên giao dịch 24/2, một năm sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và khiến thị trường năng lượng chao đảo, giá dầu Brent Biển Bắc đứng ở mức 83,16 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ giao dịch ở mức 76,32 USD/thùng.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu dầu toàn cầu dự báo sẽ đạt 101,9 triệu thùng/ngày vào năm 2023, tăng 2 triệu thùng/ngày so với năm trước và là mức cao nhất trong vòng 3 năm qua.

Tại Trung Quốc, nhu cầu dự kiến sẽ tăng 900.000 thùng/ngày, chiếm gần một nửa mức tăng dự kiến của toàn thế giới. Tuy nhiên, nhu cầu du lịch nước ngoài của Trung Quốc vẫn chưa phục hồi như trước dịch.

ttxvn-2502-xuan-van-8499.jpg

Hành khách tại nhà ga đường sắt Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Quảng cáo

Goldman Sachs ước tính giá dầu Brent sẽ dần dần tăng lên 100 USD/thùng vào tháng 12/2023 và duy trì quanh mức này trong năm 2024. Nhiều chuyên gia đã dự báo giá dầu tăng mạnh do thiếu cung vào nửa sau của năm 2023.

Nguồn cung dầu khó có thể tăng mạnh do Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước đồng minh (OPEC+) dự kiến sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng lớn.

Nga cũng tuyên bố giảm sản lượng dầu như một động thái trả đũa các lệnh trừng phạt của các nước Mỹ và châu Âu áp lên lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt của nước này. Sản xuất dầu đá phiến của Mỹ không có khả năng tăng mạnh trong tương lai gần.

Giá khí đốt tự nhiên, yếu tố gây lạm phát chính ở châu Âu, đã giảm hơn 80% so với mức đỉnh của năm 2022 và vẫn còn khá thấp giữa thời tiết mùa Đông ôn hòa.

Triển vọng của giá khí đốt sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc sẽ "trở lại" thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay như thế nào?

Công ty nghiên cứu năng lượng Rystad Energy (Na Uy) lý giải năm 2022, Trung Quốc đã vắng mặt tại thị trường LNG giao ngay do tiêu thụ khí đốt tại nước này chậm lại trong bối cảnh nền kinh tế hoạt động trì trệ do COVID-19, hầu hết nhu cầu khí đốt của Trung Quốc được đáp ứng bằng các hợp đồng dài hạn.

Giao dịch giao ngay chỉ chiếm 10% nhập khẩu LNG của Trung Quốc trong năm ngoái, giảm từ 40% vào năm 2021. Điều này tạo điều kiện cho châu Âu nhập khẩu nhiều LNG để tránh tình trạng thiếu khí đốt nghiêm trọng.

Masanori Odaka, nhà phân tích cao cấp tại Rystad, nhận định rằng Trung Quốc vẫn có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu nhập khẩu LNG trong năm nay bằng các hợp đồng dài hạn.

Tuy nhiên, nếu nhu cầu trong nước tăng lên, Trung Quốc có thể sẽ cạnh tranh với châu Âu trên thị trường giao ngay.

Nếu kinh tế Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ, những nỗ lực toàn cầu để chế ngự lạm phát có thể sẽ không còn hiệu quả.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5,2% vào năm 2023, từ mức 3% của năm 2022.

Jun Inoue, nhà kinh tế cấp cao tại tổ chức nghiên cứu Mizuho Research & Technologies, cho biết nếu tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhích thêm 2 điểm phần trăm, chỉ số giá hàng hóa quốc tế có thể tăng khoảng 4%.

Mặc dù lạm phát tổng thể có thể đã đạt đỉnh ở Mỹ và châu Âu, các chỉ số giá tiêu dùng đã không giảm như mong đợi ở Mỹ do giá xăng và giá năng lượng khác tăng trở lại.

Nhiều ý kiến lo ngại "cơn khát" năng lượng ngày càng tăng của Trung Quốc có thể góp phần làm tăng lạm phát ở Mỹ và các nền kinh tế khác.

Theo Vietnamplus Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc