Nhà đầu tư chứng khoán Mỹ bán mạnh cổ phiếu

Thông tin lạm phát giá sản xuất Mỹ cao vượt kỳ vọng không khỏi làm giảm đi những hy vọng về khả năng Fed sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên ngày thứ Năm sau khi báo cáo lạm phát tăng nóng và số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm, nó cho thấy nền kinh tế vẫn vững vàng trong bối cảnh nhiều đợt nâng lãi suất cơ bản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diễn ra.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones hạ 431,20 điểm tương đương 1,26% xuống 33.696,85 điểm; chỉ số S&P 500 hạ 1,38% xuống 4.090,41 điểm còn chỉ số Nasdaq hạ 1,78% xuống 11.855,83 điểm.

Cổ phiếu Microsoft và Disney đóng góp nhiều nhất kéo chỉ số Dow Jones mất điểm, mức giảm ghi nhận 2,66% và 3,12%. Cổ phiếu Tesla mất 5,69% giá trị sau thông báo về đợt thu hồi phương tiện, chính yếu tố này gây sức ép lên chỉ số S&P 500.

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi báo cáo về chỉ số giá sản xuất của Mỹ được công bố. Chỉ số này tăng 0,7% trong tháng sau báo cáo của Bộ Lao động Mỹ vào ngày thứ Năm. Trước đó, các chuyên gia đã dự báo về mức tăng chỉ 0,4%. Bộ Lao động Mỹ ngoài ra công bố số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu bất ngờ giảm trong tuần kết thúc ngày 11/2/2023.

“Cả hai chỉ số lạm phát trong tuần này cho thấy tình trạng lạm phát dai dẳng và rằng cuộc chiến chưa qua, đặc biệt xét đến việc chỉ số PPI cao nhất tính từ đầu mùa hè năm ngoái”, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại Morgan Stanley – ông Mike Loewengart phân tích.

Ông cũng nói thêm rằng việc số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn trong tình trạng thiếu lao động.

“Sẽ hoàn toàn không ngạc nhiên nếu thị trường có “quãng nghỉ” bởi những hy vọng về khả năng Fed sẽ trở nên mềm mỏng hơn về chính sách trong những tháng tới giảm dần. Điều quan trọng ở đây là nhà đầu tư cần phải thực sự nhận ra rằng lạm phát có thể không trở về ngưỡng bình thường nhanh như kỳ vọng của nhiều người, và như vậy cũng đồng nghĩa sẽ có thêm những yếu tố biến động”, ông Loewengart nói.

Quảng cáo

Tuyên bố từ chủ tịch Fed tại St Louis – ông James Bullard cho biết ông ủng hộ việc nâng lãi suất 50 điểm cơ bản trong cuộc họp gần nhất, và nhiều khả năng sẽ có đợt nâng lãi suất tương tự trong tháng 3/2022. Chủ tịch Fed tại Cleveland, bà Loretta Mester, cũng nói rằng bà ủng hộ việc nâng lãi suất mạnh tay hơn.

Khởi đầu năm 2023, lạm phát tại Mỹ tiếp tục tăng khi mà chi phí nhà ở, khí đốt và nhiên liệu gây sức ép lên cuộc sống của người tiêu dùng, theo Bộ Lao động Mỹ công bố vào ngày thứ Ba.

Chỉ số giá tiêu dùng Mỹ, chỉ số đo lường diễn biến giá cả nhiều loại hàng hóa và dịch vụ, tăng 0,5% trong tháng 1/2023, như vậy so với cùng kỳ năm trước, chỉ số tăng 6,4%. Các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Dow Jones đã dự báo về mức tăng lần lượt đạt 0,4% và 6,2%.

Nếu loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số giá tiêu dùng lõi CPI tăng 0,4% trong tháng gần nhất và 5,6% so với cùng kỳ, trong khi đó các chuyên gia dự báo về mức tăng lần lượt 0,3% và 5,5%.

Chi phí nhà ở tăng cao chiếm khoảng nửa trong mức tăng tháng của chỉ số CPI, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS) công bố. Yếu tố này chiếm khoảng hơn 30% trong chỉ số, nó tăng 0,7% trong tháng và tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số CPI đã tăng 0,1% trong tháng 12/2022.

Chi phí năng lượng tăng cũng là một cấu thành quan trọng, chi phí năng lượng tăng lần lượt 2% và 8,7% so với cùng kỳ năm trước còn chi phí thực phẩm tăng lần lượt 0,5% và 10,1%.

Chi phí giá cả tăng cao đồng nghĩa thu nhập thực của người lao động giảm đi. Mức lương trung bình theo giờ hạ 0,2% trong tháng và giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước, theo báo cáo của BLS.

Dù rằng mức tăng của giá cả đã hạ nhiệt trong những tháng gần đây, số liệu công bố vào tháng 1/2023 cho thấy lạm phát hiện vẫn là một yếu tố quan trọng trong kinh tế Mỹ hiện vốn đang đương đầu với rủi ro suy thoái trong năm nay.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt