Nhà đầu tư bắt đáy nhóm Chứng khoán có lãi, thị trường đã sáng hơn

Thị trường chứng khoán Việt Nam hồi phục tích cực cùng khu vực sau khi số liệu thất nghiệp tại Mỹ tốt hơn kỳ vọng. Nhóm cổ phiếu Chứng khoán đã nối tiếp được những tín hiệu tích cực xuất hiện từ phiên giao dịch 6/8 với nhiều mã tăng trên 4%.

Định vị thị trường

Sau báo cáo về thị trường việc làm tại Mỹ tốt hơn kỳ vọng, chứng khoán châu Á đã thể hiện được sự tự tin hơn trong giao dịch. Các chỉ số TWSE (+2,87%), KOSPI (+1,24%), NIKKEI 225 (+0,56%) đều tăng điểm trở lại.

Thị trường Việt Nam cũng có nỗ lực tháo gỡ tình trạng tâm lý với nỗ lực của nhóm Bluechips cũng như những cổ phiếu có tính thị trường như nhóm Chứng khoán. Chỉ số VN-Index tăng trở lại 15,32 điểm qua đó thu hẹp tổng thiệt hại của tuần giao dịch xuống chỉ còn 13 điểm.

Chất xúc tác

Sau phiên bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng, khối ngoại đảo chiều mua ròng hơn 50 tỷ đồng trên HOSE. Nếu như loại ra giao dịch thỏa thuận liên quan đến VJC (-403 tỷ đồng), quy mô mua ròng lẽ ra đã được mở rộng mạnh mẽ hơn nữa. Cụ thể, các mã FPT (+160 tỷ đồng), MWG (+144 tỷ đồng), CTG (+122 tỷ đồng), VCI (+59,5 tỷ đồng), VNM (+49 tỷ đồng), SSI (+42 tỷ đồng), DGW (+36 tỷ đồng) đã được mua vào khá tích cực.

Nhà đầu tư bắt đáy nhóm Chứng khoán "có ăn", thị trường đã sáng hơn
Khối ngoại thực tế đã mua ròng mạnh nếu loại đi giao dịch thỏa thuận VJC.

Đáng chú ý nhất, vẫn là VNM với phiên được mua ròng thứ 15 liên tiếp. Tổng cộng, trong vòng hơn 2 tuần, khối ngoại đã mua ròng gần 2.000 tỷ đồng VNM.

Hiện tỷ giá trong nước đã có phản ứng với sự suy yếu của đồng USD. Sau nhiều phiên neo trên 25.700 VND/USD, giá bán trên thị trường tự do đã giảm xuống 25.655 VND/USD.

Trong khi đó, lãi suất liên ngân hàng cũng đã vào một đợt hạ nhiệt mới sau khi Ngân hàng Nhà Nước giảm lãi suất OMO cùng với nhiều phiên bơm ròng hệ thống. Lãi suất kỳ hạn qua đêm đã giảm xuống 4,4%, 1 tuần xuống còn 4,53%, 1 tháng xuống còn 4,8%.

Nhà điều hành do đó cũng chuyển sang hút ròng nhẹ ở phiên hôm qua. Tổng cộng, Ngân hàng Nhà nước đã hút trở lại gần 700 tỷ đồng. Lũy kế, khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường ở mức 99.299,5 tỷ đồng, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 59.955,57 tỷ đồng.

Quảng cáo

Vận động thị trường

Nhóm Chứng khoán đang là một trong những nhóm điển hình của thị trường, có thể ảnh hưởng tới quan điểm của không ít nhà đầu tư. Từ phiên giao dịch 5/8, nhiều mã đã có sự cân bằng khá tốt và tới phiên 6/8, đã có lực mua mạnh mẽ thậm chí xuất hiện các lệnh mua đuổi để giúp nhiều mã bật tăng mạnh mẽ.

Sau 2 phiên chững lại, hôm nay là ngày T+3 của các cổ phiếu Chứng khoán đã được mua vào trong phiên 6/8. Cả nhóm đã không gây ra thất vọng cho nhà đầu tư khi đồng loạt tăng trên 4% như FTS (+6,9%), BSI (+6%), SSI (+4,3%), AGR (+4,5%), VCI (+4,5%), ORS (+3,7%) trong đó FTS đóng cửa tại giá trần.

Nếu như bên mua có thể trút bỏ đi hết sự e dè, lượng cổ phiếu tăng trần ở nhóm Chứng khoán sẽ còn nhiều hơn thay vì chỉ duy nhất trường hợp của FTS.

Ngoài nhóm Chứng khoán, các cổ phiếu lớn như MWG (+5,13%), FPT (+4,53%), TCB (+1,2%), VNM (+0,83%), STB (+2,12%), CTG (+4,3%), MBB (+1,74%) cũng tích cực tạo điều kiện cho thị trường hồi phục.

Kể cả nhóm Bất động sản cũng đóng cửa trong sắc xanh dù vừa có một phiên chịu sự bất ổn từ tin đồn liên quan đến TCH. Các mã HDG (+2,3%), DXG (+2,3%), NLG (+2,4%), PDR (+2,3%) tăng trên 2%.

Trong khi đó, chính TCH cũng có dấu hiệu hấp thụ xong lượng cổ phiếu bị bán ra do tâm lý hoảng loạn. Mức giá thấp nhất trong phiên của TCH không phải là giá sàn (15.800 đồng/cổ phiếu) và TCH cuối phiên đóng cửa tại giá tham chiếu 16.000 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, thị trường cũng có sự hồi phục tốt ở nhóm cổ phiếu Khu Công nghiệp, Bán lẻ với D2D (+4,7%), VGC (+4,1%), KBC (+3,5%), DGW (+4,5%), FRT (+2%).

Sắc xanh phủ 68,5% số mã trên toàn HOSE. VN-Index đóng cửa tuần tuần giao dịch tại 1.223,64 điểm, tăng 15,32 điểm (+1,27%). Tổng giá trị giao dịch sàn đạt 14.277 tỷ đồng.

Tính chung cả tuần, chỉ số vẫn còn giảm 12,96 điểm (1,05%) do thiệt hại điểm số của phiên đầu tuần vẫn chưa được khắc phục hết.

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng đóng cửa cao nhất phiên, tăng 1,17% và 0,74%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 1.900 tỷ đồng. Tính chung cả tuần, HNX-Index giảm 0,94% còn UPCoM-Index giảm 1,03%.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Sau giai đoạn uốn lượn như “rồng”, thị trường chứng khoán có “vươn mình” như một “chú rắn”?

"Tôi kỳ vọng thị trường Việt Nam sẽ được nâng hạng vào tháng 9. Do vậy, câu chuyện một chú rắn “vươn mình và tăng trưởng rất mạnh mẽ” phù hợp với kịch bản mà chúng tôi từng đưa ra", ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường VPBankS nói.

Trái chiều dự báo diễn biến thị trường chứng khoán Phiên 18/2: Khối ngoại tiếp chuỗi "xả hàng" 12 phiên liên tiếp, ngược chiều gom hơn trăm tỷ một mã chứng khoán

Khối ngoại bán ròng gần 14.000 tỷ đồng sau hơn nửa tháng đầu năm

Tính từ đầu năm đến hết phiên ngày 17/2, khối ngoại đã bán ròng xấp xỉ 13.600 tỷ đồng. Trước đó, năm 2024, khối ngoại từng bán ròng gần 94.450 tỷ đồng, vượt qua mức bán ròng kỷ lục trong lịch sử ghi nhận vào năm 2021.

Trái chiều dự báo diễn biến thị trường chứng khoán Mối lo thuế quan "hạ nhiệt", thị trường chứng khoán châu Á "đổi chiều"

Cổ phiếu Ngân hàng, Thép, Khoáng sản và sự luân chuyển của dòng tiền

Dù Ngân hàng đã ghi nhận nhiều cổ phiếu phá kỷ lục trong giai đoạn đầu năm nhưng các mã Khoáng sản mới đang là hiện tượng của thị trường. Đây cũng là bằng chứng cho thấy dòng tiền đang liên tục vận động giai đoạn đầu xuân Ất Tỵ.

Các đối tác thương mại phản đối thuế thép và nhôm của Mỹ Khi thị trường đang gần mốc 1.300 điểm hơn

Khi thị trường đang gần mốc 1.300 điểm hơn

Các thông tin tích cực trong tuần vừa qua đã giúp thị trường chứng khoán Việt Nam có 4 tuần tăng điểm liên tiếp và gần mốc 1.300 điểm hơn. Các chuyên gia đã đưa ra quan điểm về thành quả thị trường và dự báo về khả năng chinh phục mốc 1.300 điểm.

Tỷ giá và lãi suất giảm mạnh trên liên ngân hàng Tuần tăng điểm thứ 4 liên tiếp của thị trường chứng khoán Việt Nam