Giao dịch chứng khoán có thể bị gián đoạn nếu không cập nhật thông tin CCCD gắn chip

Để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của cơ quan quản lý và tránh bị gián đoạn giao dịch trong quá trình sử dụng các sản phẩm/dịch vụ, nhiều công ty chứng khoán đã gửi thông báo đến khách hàng về việc thực hiện cập nhật/điều chỉnh CMND/CCCD không gắn chip sang

can-cuoc-cong-dan-.jpg
(Ảnh minh hoạ)

Căn cứ theo Luật Căn cước số 26/2023/QH15 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024) và yêu cầu của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước, thông tin của Nhà đầu tư cần được cập nhật để khớp đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư/hệ thống định danh và xác thực điện tử/căn cước công dân (CCCD) gắn chip.

Để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của cơ quan quản lý và tránh bị gián đoạn giao dịch trong quá trình sử dụng các sản phẩm/dịch vụ, nhiều công ty chứng khoán đã gửi thông báo đến khách hàng về việc thực hiện cập nhật/điều chỉnh CMND/CCCD không gắn chip sang CCCD gắn chip. Việc cập nhật có thể được thực hiện theo cả 2 hình thức trực tiếp (tại quầy giao dịch) và trực tuyến.

Theo đó các công ty chứng khoán đưa ra thời hạn cập nhật như Yuanta (ngày 20/8/2024); VNDIRECT, MBS (ngày 31/8/2024); HSC, VDSC, VFS, PHS (ngày 1/10/2024); Pinetree, KBSV, Everest (ngày 1/1/2025); một số công ty như PSI, VIX, FPTS cũng gửi thông báo đến nhà đầu tư nhưng chưa nêu rõ thời hạn cụ thể.

Quảng cáo

Với việc chứng minh nhân dân sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2024, nhà đầu tư chứng khoán sẽ phải cập nhật thông tin CCCD gắn chip trước ngày 1/1/2025 kể cả khi không có thông báo chính thức từ CTCK nếu không muốn giao dịch bị gián đoạn.

Việc cập nhật thông tin CCCD là cần thiết để đảm đảm quyền lợi của nhà đầu tư cũng đồng thời góp phần minh bạch hoá thị trường chứng khoán. Đặc biệt, chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với làn sóng tham gia ngày càng đông đảo của các nhà đầu tư mới.

Trước đó, đầu năm 2024, các công ty chứng khoán đã tiến hành làm sạch dữ liệu chứng khoán theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/2/2024.

Theo số liệu mới đây của Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước đã tăng thêm gần 330.000 tài khoản trong tháng 7/2024, gấp 3 lần tháng trước và là mức cao nhất trong vòng 2 năm. Đây là tháng ghi nhận số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam cao thứ 3 lịch sử, chỉ sau giai đoạn tháng 5-6/2022.

Xét về cơ cấu, số lượng tài khoản chứng khoán tăng thêm trong tháng 7/2024 vẫn chủ yếu đến từ nhà đầu tư cá nhân với 329.836 tài khoản. Trong khi đó, tài khoản của nhà đầu tư tổ chức chỉ tăng thêm 146 tài khoản.

Luỹ kế từ đầu năm, số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước đã tăng gần 1,1 triệu tài khoản.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Xu hướng thị trường giai đoạn trước và sau nghỉ lễ

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có 3 phiên hồi phục sau khi ghi nhận thêm biến động mạnh. Dù vậy, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đang tới gần, các chuyên gia đưa ra những dự báo về xu hướng thị trường.

Thị trường có 3/5 phiên hồi phục Ông Nguyễn Đức Tài khẳng định không rút lui đột ngột khỏi HĐQT, MWG vẫn tăng trưởng dù thị trường đi ngang

Tiếp tục hồi phục nhưng thị trường đã có sự phân hóa

Phiên hồi phục thứ 2 cũng với biên độ hơn 1% tiếp tục được ghi nhận. Dù đã xuất hiện thông tin chính thức về KRX nhưng các cổ phiếu đã tăng không đồng đều trên thị trường, thay vào đó là hiện tượng phân hóa trong vận động.

Kịch tính kiểm định đáy 2, thị trường đã có lúc giảm 70 điểm Sau phiên "rút chân", thị trường tiếp tục hồi phục

Lợi nhuận quý I/2025 tăng đột biến nhờ tự doanh, Chứng khoán CTS chia cổ tức 43% bằng cổ phiếu

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Chứng khoán Công thương (CTS), ban lãnh đạo công ty cho biết, chiến lược tự doanh chủ động đã giúp lợi nhuận đột biến trong quý I/2025. Công ty dự kiến trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 43% bằng cổ phiếu.

Chứng khoán SHS dừng phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1, ước lãi 325 tỷ đồng trong quý I/2025 Chứng khoán MBS mở rộng dư nợ thêm hơn 1.000 tỷ đồng