Nguyên nhân thế giới lo lắng về khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc

Làn sóng dừng thanh toán thế chấp của người mua nhà trong các dự án chưa hoàn thành đang lan rộng tại Trung Quốc và khủng hoảng có nguy cơ lan sang phần còn lại của nền kinh tế toàn cầu.

Lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc đã phải hứng chịu một cú sốc khác trong tháng này khi làn sóng dừng thanh toán thế chấp của người mua nhà trong các dự án chưa hoàn thành và nhà thầu xây dựng đang lan rộng tại nước này.

Cuộc tẩy chay diễn ra với nhiều nhà phát triển đang chật vật xoay sở với hàng núi nợ và lo ngại khủng hoảng có thể lan sang phần còn lại của nền kinh tế Trung Quốc và toàn cầu.

Lĩnh vực bất động sản là một trong những trụ cột chính của kinh tế Trung Quốc. Bất động sản và các ngành công nghiệp liên quan ước tính đóng góp khoảng 1/4 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc khởi sắc sau khi cải cách thị trường vào năm 1998. Lĩnh vưc này đã bùng nổ do nhu cầu từ tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, những người coi bất động sản là tài sản gia đình và biểu tượng địa vị quan trọng.

Thị trường được thúc đẩy bởi khả năng tiếp cận các khoản vay dễ dàng, với các ngân hàng sẵn sàng cho vay càng nhiều càng tốt cho cả nhà phát triển bất động sản và người mua.

Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu thuộc Ngân hàng ANZ (ANZ Research) trong tháng này, các khoản vay thế chấp chiếm gần 20% tổng dư nợ trong toàn bộ hệ thống ngân hàng của Trung Quốc.

Nhiều sự phát triển dựa vào "tiền bán hàng," với việc người mua trả tiền thế chấp cho các căn hộ trong các dự án chưa được xây dựng.

Theo tờ Bloomberg News, các ngôi nhà chưa hoàn thiện ở Trung Quốc có diện tích lên tới 225 triệu m2.

Tại sao lại rơi vào khủng hoảng?

Khi các nhà phát triển bất động sản phát triển mạnh mẽ, giá nhà đất cũng tăng theo. Điều đó khiến chính phủ lo lắng, vốn đã lo ngại về rủi ro do các nhà phát triển nợ nần chồng chất gây ra.

Các cơ quan chức năng đã tiến hành siết chặt hoạt động trên thị trường vào năm ngoái, với việc ngân hàng trung ương giới hạn tỷ lệ dư nợ cho vay bất động sản so với tổng cho vay của các ngân hàng để cố gắng hạn chế mối đe dọa đối với toàn bộ hệ thống tài chính.

Điều này khiến nguồn tài chính bị thắt chặt đối với các nhà phát triển vốn đang gặp khó khăn trong việc xử lý các khoản nợ.

Một làn sóng vỡ nợ xảy ra sau đó, đáng chú ý nhất là Evergrande, một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc, chìm trong khoản nợ hơn 300 tỷ USD.

Ngoài ra, các công ty bất động sản Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng COVID-19 - tình trạng kinh tế không chắc chắn đã buộc nhiều người mua nhà phải suy nghĩ lại về kế hoạch mua nhà.

Người mua nhà phản ứng như thế nào?

Cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande đã làm dấy lên các cuộc phản đối từ người mua nhà và nhà thầu tại trụ sở chính ở Thâm Quyến vào tháng 9 năm ngoái.

Quảng cáo

Vào tháng 6 năm nay, một hình thức phản đối mới đã xuất hiện: Từ chối thanh toán thế chấp. Việc khách hàng vay mua nhà ngừng trả nợ các dự án đình trệ chưa hoàn thành, không gây rủi ro hệ thống nhưng vẫn khiến ngân hàng nhỏ tổn thương.

Trong vòng một tháng, cuộc tẩy chay lan rộng đến người mua nhà tại hơn 300 dự án tại 50 thành phố trên khắp Trung Quốc.

Nhiều dự án chưa hoàn thành tập trung ở tỉnh Hà Nam, nơi nổ ra các cuộc biểu tình phản đối gian lận ngân hàng nông thôn và bị dập tắt.

Các nhà cho vay Trung Quốc tuần trước cho biết các khoản thế chấp bị ảnh hưởng chỉ chiếm chưa đến 0,01% các khoản thế chấp nhà ở còn tồn đọng, nhưng các nhà phân tích cho rằng nỗi lo sợ là các cuộc tẩy chay sẽ lan rộng ra sao.

Tại sao có mối quan tâm toàn cầu?

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với các liên kết thương mại sâu rộng với tài chính toàn cầu.

Các nhà phân tích nhận định, nếu cuộc khủng hoảng tài sản lan sang hệ thống tài chính của Trung Quốc, thì cú sốc sẽ vượt xa biên giới của nước này.

Trong một ghi chú vào ngày 18/7, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings viết: "Nếu các vụ vỡ nợ leo thang, có thể có những tác động kinh tế và xã hội rộng rãi và nghiêm trọng."

ttxvn-bat-dong-san-trung-quoc-9023.jpg

Tòa nhà của tập đoàn Evergrande tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 22/9/2021 - Ảnh: AFP/TTXVN

Điều này lặp lại cảnh báo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hồi tháng Năm rằng trong khi Trung Quốc đã cố gắng kiềm chế một cuộc khủng hoảng thì một cuộc khủng hoảng bất động sản tồi tệ hơn cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của nước này.

Cuộc khủng hoảng có thể lan rộng và tác động đến thương mại toàn cầu và tâm lý rủi ro, Fed cho biết trong Báo cáo ổn định tài chính tháng 5/2022.

Trung Quốc có thể làm gì để khắc phục?

Giới phân tích nhận định, một gói cứu trợ hoặc quỹ cứu trợ cho toàn bộ lĩnh vực bất động sản là khó có thể xảy ra, ngay cả khi các cuộc tẩy chay thế chấp gia tăng, bởi điều đó có nghĩa là Chính phủ Trung Quốc đang thừa nhận quy mô của cuộc khủng hoảng.

Một gói cứu trợ lớn cũng có thể khuyến khích các nhà phát triển bất động sản và người mua nhà tiếp tục với các quyết định mạo hiểm vì họ sẽ thấy chính phủ và các ngân hàng phải chịu trách nhiệm.

Tuy nhiên, áp lực đã và đang gia tăng lên các ngân hàng Trung Quốc để giúp xoa dịu tình hình. Cơ quan quản lý ngân hàng của Trung Quốc hôm 21/7 cho biết cơ quan này sẽ giúp đảm bảo rằng các dự án được hoàn thành và các căn nhà được bàn giao cho người mua.

Một số can thiệp đã xảy ra ở cấp địa phương ở tỉnh Hà Nam, nơi một quỹ cứu trợ được thành lập với sự hợp tác của một nhà phát triển bất động sản được nhà nước hậu thuẫn để giúp đỡ các dự án bị căng thẳng.

Chuyên gia phân tích Shujin Chen tại tổ chức môi giới Jefferies ở Hong Kong (Trung Quốc) cho biết chính quyền địa phương, nhà phát triển và chủ nhà cũng có thể thương lượng việc miễn lãi và tạm dừng thanh toán thế chấp trong một thời gian nhất định tùy từng trường hợp.

Theo Vietnamplus Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria