Người châu Âu săn lùng chăn điện Trung Quốc

Các sản phẩm giữ nhiệt xuất khẩu Trung Quốc chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ trong năm nay khi châu Âu đang vướng vào cuộc khủng hoảng năng lượng lớn nhất trong nhiều thập kỷ.

Người châu Âu săn lùng đồ giữ ấm từ Trung Quốc

Theo Economic View (Trung Quốc), trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng càng trở nên trầm trọng khi mùa đông lạnh giá đang đến gần, người châu Âu đã nhanh chóng săn lùng đồ giữ ấm từ công xưởng lớn nhất thế giới: Trung Quốc.

Các sản phẩm giữ ấm trong mùa đông do Trung Quốc sản xuất như bộ đồ dài thu đông, tất chân dài, đồ ngủ nỉ bông, bình giữ nhiệt, máy sưởi cầm tay, đèn sưởi, chăn điện, áo len cao cổ đang được đón khách hàng châu Âu đón nhận.

Quần áo thu đông, những thứ không thể thiếu của người Trung Quốc trong mùa đông, đang xuất hiện trong tủ quần áo của người tiêu dùng châu Âu. Theo dữ liệu của nền tảng thương mại điện tử AliExpress, kể từ tháng 10, doanh số bán đồ lót giữ nhiệt đã tăng 246% so với tháng trước.

Trong đó, tại một số quốc gia như Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Ba Lan, sản lượng nhập khẩu quần áo thu đông từ Trung Quốc tăng gấp hơn 3 lần so với tháng trước, lần lượt là 372%, 362%, 365%, 316% và 311%.

Ngoài ra, tất chân dài cũng trở nên phổ biến ở châu Âu. So với tháng trước, doanh số bán hàng từ đầu tháng 10 đến nay đã đạt mức tăng trưởng 131% và phái đẹp của các nước Hà Lan, Đức và Pháp là đối tượng săn lùng những "đôi tất ma thuật" sản xuất tại Trung Quốc nhiều nhất.

Doanh số bán đồ ngủ nỉ bông của Trung Quốc ở châu Âu cũng tăng mạnh. Dữ liệu của AliExpress cho thấy, tính từ đầu tháng 10, doanh số bán đồ ngủ nỉ bông đã tăng 95% so với tháng trước trên toàn châu Âu.

photo-1-16658120894541211889023-2350.jpg
Quảng cáo

Người châu Âu săn lùng chăn điện từ Trung Quốc. Ảnh: yicaiglobal

Đồng thời, các thiết bị sưởi ấm cũng bán khá chạy. Theo AliExpress, trước tháng 10, doanh số bán các thiết bị sưởi mini ở châu Âu đã tăng gấp ba lần và các sản phẩm năng lượng như năng lượng gió, năng lượng mặt trời và pin dự trữ năng lượng cũng tăng ở một mức độ nhất định.

Kể từ đầu tháng 10, doanh số bán túi chườm nước nóng tại châu Âu cũng đạt mức tăng trưởng 300%. Máy sưởi cầm tay tăng 447% so với tháng trước.

Theo số liệu do AliExpress cung cấp vào ngày 28/9, trong tháng qua, doanh số bán các sản phẩm thiết bị sưởi ấm tiết kiệm năng lượng ở châu Âu đã tăng 300% so với tháng trước.

Trong số đó, người tiêu dùng từ Hà Lan, Pháp, Đức và Ba Lan đặt trọn niềm tin vào dòng đồ giữ nhiệt như máy sưởi, túi sưởi ấm chân và khăn quàng cổ tích điện được sản xuất tại Trung Quốc.

Cổ phiếu nhà sản xuất tăng nhanh

Nhờ sự ủng hộ của người châu Âu, giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trong chuỗi cung ứng và sản xuất thiết bị sưởi ấm Trung Quốc tiếp tục tăng. Trong đó, giá cổ phiếu của tập đoàn Caihong Group, một công ty sản xuất chăn điện lớn, đã tăng vọt.

Dữ liệu cho thấy, giá cổ phiếu của Caihong Group đã tăng từ 18,04 Nhân dân tệ (NDT) vào ngày 31/8 lên 40,70 NDT vào ngày 14/10 và giá trị thị trường của công ty cũng tăng từ 1,884 tỷ NDT vào đầu tháng 9 lên 4,290 tỷ NDT. Sau hơn 1 tháng, giá trị thị trường công ty này hiện tăng vọt lên 2,406 tỷ NDT.

Vào tối ngày 13/10, trả lời thư của Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến, Caihong Group nói rằng công ty đã nhận được đơn hàng xuất khẩu một số sản phẩm vào năm 2022. Tính đến cuối tháng 6, Caihong Group đã đạt được doanh thu bán hàng ở nước ngoài là 210.000 NDT cho các sản phẩm sưởi ấm gia dụng như chăn điện, và lượng đặt hàng hiện tại là khoảng 1,33 triệu NDT.

"Các mẫu sản phẩm chăn điện chủ lực của công ty đã đạt chứng nhận EU. Hiện tại, thị trường xuất khẩu đang ở giai đoạn đầu khai phá, đã giành được một số đơn đặt hàng nhưng tổng thể cho thấy, sản lượng chưa nhiều và kinh ngạch vẫn thấp", thông báo công ty nêu rõ.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản

Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.

Ngành hàng chứng kiến làn sóng phá sản mạnh mẽ nhất tại Mỹ LDG bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cổ phiếu dư bán sàn khối lượng lớn

ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có.

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.

Đồng yen của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong gần hai tháng Các tập đoàn Nhật Bản đầu tư 3,3 tỷ USD để phát triển xe tự lái sử dụng AI

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh