Kế hoạch năng lượng "Nước Đức trên hết" gây tranh cãi trong EU

Thủ tướng Olaf Scholz có kế hoạch rót tới 200 tỷ euro vào nền kinh tế Đức nhằm giúp giảm bớt tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng, nhưng điều này đã gây ra sự phản ứng từ Pháp, Italy ở Brussels.

Việc Thủ tướng Olaf Scholz đang tập trung vào các ưu tiên của Đức hơn là EU trong cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu làm bùng lên những bất đồng với một số nước thành viên chủ chốt của Liên minh.

Đối mặt với áp lực nặng nề từ ngành công nghiệp và người tiêu dùng, Thủ tướng Scholz đang thực hiện một cách tiếp cận riêng để rót tới 200 tỷ euro vào nền kinh tế Đức nhằm giúp giảm bớt tác động của giá năng lượng tăng cao.

Việc bơm tiền mặt khổng lồ này đã làm dấy lên những lời phản đối từ các Ủy viên của Italy và Pháp tại EU, Paolo Gentiloni và Thierry Breton, đặt Ủy ban châu Âu vào tình thế khó khăn. Mặc dù các Ủy viên EU không phải đóng vai trò là đại sứ của đất nước họ, nhưng sự phản đối từ cựu Thủ tướng Iltay Gentiloni và cựu Bộ trưởng Kinh tế, Tài chính Pháp Breton phản ánh rõ ràng quan điểm của Rome và Paris.

Khiếu nại của Pháp - Italy (hai nền kinh tế hàng đầu của EU) chống lại Đức là Berlin sẽ bóp méo thị trường chung của EU bằng cách đặt các công ty Đức do nhà nước tài trợ vào một lợi thế không công bằng so với các đối thủ, điều này càng khiến những người chỉ trích cho rằng Berlin là nguyên nhân hàng đầu gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay do thiết lập sự phụ thuộc vào Gazprom, công ty độc quyền xuất khẩu khí đốt của Nga.

Ông Gentiloni và Breton đã vận động phản đối kế hoạch của Thủ tướng Đức vào đầu tuần này, kêu gọi đoàn kết và một cách tiếp cận chung của châu Âu để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng. Chỉ vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra tại Praha (CH Séc), họ đã đề nghị thiết lập "các công cụ hỗ trợ lẫn nhau ở cấp độ châu Âu" - dường như gợi ý về loại hình cho vay được bảo đảm chung như được sử dụng để hỗ trợ trong đại dịch COVID-19.

Khi sự lo ngại lan rộng giữa các nước EU khác về đề xuất của Đức, Thủ tướng Olaf Scholz đã đưa ra một tuyên bố thách thức vào hôm 11/10 vừa qua. Phát biểu cùng với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, ông Scholz bảo vệ đề xuất của Berlin là “một gói rất cân bằng, rất thông minh và mang tính quyết định”.

Quảng cáo

Ông Scholz nói thêm rằng “có lẽ không phải ai cũng nhận ra ngay lập tức” rằng 200 tỷ euro không chỉ dành cho năm nay mà còn cho năm 2023 và 2024, lưu ý Đức đã buộc phải cứu trợ các công ty năng lượng lớn như Uniper.

Lập luận trên đã thể hiện sự xung đột giữa mối quan tâm trong nước của Chính phủ Đức và sự sẵn sàng phớt lờ những lời kêu gọi hỗ trợ từ các đối tác châu Âu. Với giá năng lượng tăng chóng mặt và lạm phát ở mức cao ngất ngưởng, Chính phủ Đức nhận thức sâu sắc rằng có nhiều vấn đề trong nước cần giải quyết, đặc biệt là ở Lower Saxony, nơi Đảng Dân chủ Xã hội do ông Scholz lãnh đạo đang tìm cách duy trì quyền kiểm soát khu vực.

Sự hoài nghi của Berlin về một giải pháp năng lượng trên toàn EU đã được Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner nhắc lại tại cuộc họp các bộ trưởng tài chính ở Luxembourg hôm 11/10: “Chúng tôi cởi mở thảo luận về các công cụ khác, nhưng cuộc khủng hoảng này rất khác sau những tác động cộng hưởng từ đại dịch COVID-19.

Sven Giegold, Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế Đức cũng tìm cách bảo vệ khoản chi 200 tỷ euro trên bằng cách lập luận rằng những nước khác như Pháp đang đưa ra vấn đề giới hạn giá cả. “Chúng tôi thậm chí còn chưa xác định rõ gói 200 tỷ euro sẽ được sử dụng như thế nào. Tuy nhiên, ngành công nghiệp Đức liên tục phàn nàn với chúng tôi rằng lợi nhuận của họ bị suy giảm bởi các đối thủ cạnh tranh châu Âu đang thu lợi từ giới hạn giá năng lượng”, ông Giegold nói.

Sự tranh cãi về chiến lược của Đức có thể sẽ chi phối cuộc họp của các nhà lãnh đạo EU tại Praha ngày 14/10. Trước đó, ông Scholz có cơ hội để tìm kiếm sự ủng hộ với kế hoạch của mình khi gặm Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez hôm 12/10.

Nhiều quan chức cho biết động thái của các ủy viên Breton và Gentiloni có thể là một nỗ lực nhằm khơi mào cuộc thảo luận về phản ứng của EU đối với cuộc khủng hoảng và có lẽ là một chiến thuật để giúp gây áp lực cho Đức hỗ trợ giới hạn giá xăng, dầu - một ý tưởng đã được thúc đẩy cụ thể bởi Italy trong nhiều tháng.

Theo Georg Zachmann thuộc tổ chức tư vấn Bruegel, cuộc tranh cãi trong EU về kế hoạch của Đức đã cho thấy sự phản đối của các ông Gentiloni và Breton có hiệu quả như thế nào về sự cần thiết phải có một cách tiếp cận chung của EU đối với cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở châu Âu.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc chi tiêu cho các dự án hạ tầng toàn cầu cao gấp 9 lần Mỹ

Giai đoạn 2013-2021, Trung Quốc đã cho vay 679 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng toàn cầu như cao tốc, nhà máy điện và viễn thông, trong khi đó, Mỹ chỉ cung cấp 76 tỷ USD cho các dự án tương tự.

Các công ty tiêu dùng lớn của Mỹ lo ngại về sự suy yếu tại thị trường Trung Quốc Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 7/2024 tăng nhanh hơn dự kiến

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?