Khu mỏ có trữ lượng khí đốt lớn nhất châu Âu nhưng EU không thể khai thác

Hệ lụy từ việc khai thác khí đốt quá mức khiến giới chức Hà Lan buộc phải có động thái bảo vệ khu mỏ, bất chấp việc châu Âu đang đứng trước một mùa đông được cho là khắc nghiệt nhất kể từ Thế chiến thứ 2.

Bên dưới đầm lầy rải rác cối xay gió của Hà Lan, Groningen - một trong những khu mỏ có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới chứa khoảng 450 tỷ mét khối khí có thể khai thác. Tuy nhiên, ngay từ mùa đông năm nay, giới chức Hà Lan đã từ chối khai thác Groningen, bất chấp việc châu Âu đang đứng trước một mùa đông được cho là khắc nghiệt nhất kể từ Thế chiến thứ 2.

Nguyên nhân là bởi quá trình khai thác quá mức khiến người dân liên tục hứng chịu các trận động đất bất chợt, trong khi chính phủ địa phương thì không muốn nghe thêm bất kỳ lời phàn nàn nào.

Mặc dù những trận động đất này không gây ra bất kỳ trường hợp tử vong nào song những năm qua đã gây thiệt hại hơn 1 tỷ euro cho cơ sở hạ tầng. Câu chuyện về ông Wilnur Hollaar, 50 tuổi, sống tại Groningen là một ví dụ điển hình.

“Khi tôi mua ngôi nhà này vào năm 2004, nó chính xác là một cung điện,” Hollaar nói về ngôi nhà được xây dựng vào năm 1926 của mình.

800x-1-2022-10-14t140705393-8569.jpg

Groningen - một trong những khu mỏ có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới chứa khoảng 450 tỷ mét khối khí có thể khai thác.

Tuy nhiên, cũng giống như hàng ngàn ngôi nhà khác trong khu vực, nó đã bị hư hại nặng nề do động đất: đầy vết nứt còn mặt tiền thì dần sụt lún. “Ngôi nhà của tôi đã trở thành một đống đổ nát,” ông phàn nàn. Hollaar sau đó được đề nghị bồi thường 12.000 euro.

Bộ trưởng khai thác mỏ Hà Lan Hans Vijlbrief đồng tình, rằng việc tiếp tục khai thác mỏ Groningen là vô cùng nguy hiểm, song không nỡ ngó lơ những khó khăn mà người dân châu Âu đang phải đối mặt. Ông nói tình trạng thiếu khí đốt trầm trọng “có thể buộc chúng tôi phải đưa ra quyết định”.

Theo đa số các quan chức Hà Lan, trong trường hợp Đức cần thêm năng lượng, nước này sẽ có một lựa chọn an toàn hơn là kéo dài “tuổi thọ” của các nhà máy hạt nhân. Điều này sẽ đảo ngược hoàn toàn chính sách trước đó Đức đặt ra nhằm đạt mục tiêu về biến đổi khí hậu. Tháng trước, nước này cũng tuyên bố có thể tái khởi động 2 nhà máy hạt nhân để bù đắp lượng khí đốt thiếu hụt.

800x-1-2022-10-14t140707925-3088.jpg

Ông Wilnur Hollaar, 50 tuổi, sống tại Groningen

Trong một bài phát biểu gần đây, Ủy viên Thị trường Nội bộ Liên minh châu Âu Thierry Breton cho biết Hà Lan nên xem xét lại quyết định ngừng khai thác Groningen. Thủ tướng Mark Rutte không loại trừ khả năng mở cửa trở lại Groningen để tăng cường nguồn cung, song “chỉ trong trường hợp cực đoan nhất”.

Được biết, Groningen lần đầu tiên chứng kiến các trận động đất lớn nhỏ vào năm 1986. Trận động đất mạnh nhất lên tới 3,6 độ Richter đã tấn công tỉnh này vào năm 2012 và kéo theo hàng nghìn yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản. Bắt đầu từ năm 2014, chính phủ Hà Lan buộc phải đặt ra những quy tắc khắt khe hơn đối với sản lượng khai thác: giảm từ 54 tỷ mét khối năm 2013 xuống còn 4,5 tỷ mét khối dự kiến trong năm nay.

Trong số khoảng 327.000 ngôi nhà trong khu vực, ít nhất 127.000 đã ghi nhận thiệt hại, theo Viện Thiệt hại Khai thác mỏ Groningen. Theo Đài truyền hình Hà Lan NOS, hơn 3.300 tòa nhà đã phải phá bỏ kể từ năm 2012. Động đất đã khiến chúng không còn trở nên an toàn.

Quảng cáo
800x-1-2022-10-14t140700174-5382.jpg

Ông Albert Heidema, 69 tuổi, sống tại Groningen

Ông Albert Heidema, 69 tuổi, cũng là nạn nhân của trận động đất. Ông chia sẻ với phóng viên tờ Bloomberg những bức ảnh về ngôi nhà hư hại, đống giấy tờ và máy đo động đất của thị trấn.

“Những trận động đất thực sự ngay dưới chân bạn. Vào ban đêm, mọi âm thanh đều đánh thức tôi. Tôi cảm thấy không an toàn trong chính ngôi nhà của mình ”, ông Albert Heidema phàn nàn.

Tiếng lòng của người dân tỉnh Groningen cuối cùng cũng được thấu hiểu. Bộ trưởng khai thác mỏ Hà Lan Hans Vijlbrief thừa nhận rằng trong nhiều năm qua, chính phủ Hà Lan đã khiến những người như ông Hollaar thất vọng. Họ, cùng với Nederlandse Aardolie Maatschappij - liên doanh Shell và Exxon Mobil Corp, chi ra 1,65 tỷ euro tiền bồi thường sau những thiệt hại.

“Họ hoàn toàn chịu trách nhiệm cùng chúng tôi đối với những thiệt hại này và việc gia cố các ngôi nhà,” ông Vijlbrief nói.

Theo Bloomberg, Shell đang hợp tác với các cơ quan quản lý Hà Lan để đóng cửa dần khu khai thác mỏ. Họ “hoàn toàn nhận thức được” trách nhiệm của mình, người phát ngôn Tim Kezer cho biết.

800x-1-2022-10-14t140702825-4712.jpg

Trong số khoảng 327.000 ngôi nhà trong khu vực, ít nhất 127.000 đã ghi nhận thiệt hại, theo Viện Thiệt hại Khai thác mỏ Groningen.

Thay vì thúc đẩy sản lượng khí đốt, Hà Lan chuyển sang loại bỏ dần giới hạn đối với các nhà máy nhiệt điện than để đảm bảo an ninh năng lượng. Nước này cũng tăng gấp đôi lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng nhập khẩu và chuẩn bị kỹ càng các kho chứa để đảm bảo rằng chúng sẽ được chất đầy 80% trước mùa đông.

Tuy nhiên, nếu tình hình thiếu hụt khí đốt trở nên nghiêm trọng hơn, Hà Lan sẽ có thêm nhiều lý do để quyết định tăng sản lượng khí đốt Groningen sớm hơn dự kiến. Nếu không, châu Âu có thể phải đối mặt với một mùa đông rất khó khăn, sau khi Nga hạn chế xuất khẩu khí đốt.

Điều quan trọng cần lưu ý là Groningen không phải là phép giải thần kỳ đối với khủng hoảng năng lượng châu Âu. Bất chấp quy mô của mỏ khí, vì lý do kỹ thuật và an toàn, việc tăng mạnh sản lượng khai thác một cách nhanh chóng sẽ là một thách thức. Khả quan nhất là tăng sản lượng khí đốt tại Groningen khoảng 8-17 tỷ mét khối khí mỗi năm trong vài năm tới.

800x-1-2022-10-14t140657570-8124.jpg

Động đất đã khiến rất nhiều ngôi nhà tại Groningen không còn an toàn.

Từ nay cho đến lúc đó, người dân Groningen sẽ chẳng khác nào ngồi trên đống lửa để chờ đợi phán quyết cuối cùng.

“Tôi sẽ tiếp tục cuộc chiến của mình,” ông Hollaar nói. “Tôi có một mẹ già, một con chó nhỏ và ngôi nhà hỏng hóc. Đó là toàn bộ gia tài của tôi”.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản

Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.

Ngành hàng chứng kiến làn sóng phá sản mạnh mẽ nhất tại Mỹ LDG bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cổ phiếu dư bán sàn khối lượng lớn

ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có.

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.

Đồng yen của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong gần hai tháng Các tập đoàn Nhật Bản đầu tư 3,3 tỷ USD để phát triển xe tự lái sử dụng AI

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh