Nghịch lý OPEC: Cắt giảm sản lượng liên tục vẫn không điều tiết được giá dầu, nội bộ ngày càng lục đục

OPEC đang ở trong tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nghịch lý OPEC: Cắt giảm sản lượng liên tục vẫn không điều tiết được giá dầu, nội bộ ngày càng lục đục

Cuối tuần trước, OPEC và các đối tác, dẫn đầu là Nga, đã quyết định gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng chung cho đến hết quý I. Không ai ngạc nhiên trước quyết định này và tác động của nó đối với giá dầu cũng rất hạn chế.

Tuy nhiên, việc các đợt cắt giảm liên tục được kéo dài dẫn đến một câu hỏi: OPEC có thể tiếp tục thực hiện điều này trong bao lâu.

Câu trả lời thoạt nhìn có vẻ dễ. OPEC, Nga và các nhà sản xuất Trung Đông có thể tiếp tục cắt giảm bao lâu tùy thích, miễn là họ cảm thấy cần thiết. Tuy nhiên, không phải tất cả thành viên OPEC+ đều hài lòng với thỏa thuận đó, bằng chứng là việc Angola gần đây rời khỏi tổ chức và UAE – quốc gia sản xuất dầu lớn thứ 3 OPEC, phàn nàn về hạn ngạch mà họ được nhận.

Nhìn kỹ hơn, tình hình hoàn toàn không đơn giản. Ả Rập Xê Út – lãnh đạo của OPEC, đang chi hàng tỷ USD để đa dạng hóa nền kinh tế. Họ cần nhiều tỷ USD hơn nữa để làm điều này và nguồn thu lớn nhất vẫn là dầu mỏ. Một vài năm trước, giá dầu thô Brent ở mức 80 USD/thùng là đủ để Riyadh cân bằng ngân sách nhưng với xu hướng lạm phát trong vài năm qua và những đợt tăng lãi suất, Riyadh có thể cần giá dầu tăng cao hơn nữa để cân bằng.

Đây chính là nguyên nhân khiến vị thế của Ả Rập Xê Út và cả nhóm OPEC+ trở nên bấp bênh.

Trở lại tháng 11/2022, cũng là đợt cắt giảm đầu tiên, giá dầu Brent giao dịch ở mức trên 90 USD/thùng. Nhưng đây là mức khiến OPEC+ chưa hài lòng nên phải tiếp tục cắt giảm. Tuy nhiên hiện tại giá dầu chỉ còn 80 USD/thùng sau hơn 1 năm cắt giảm sản lượng. OPEC+ không thể lùi bước bởi nếu họ không tiếp tục cắt giảm, giá sẽ giảm. Nhưng vì liên tục cắt giảm, OPEC+ đang dần mất thị phần vào các nhà sản xuất dầu bên ngoài.

Một số nhà phân tích năng lượng cho rằng Ả Rập Xê Út không có lựa chọn. Họ vẫn sẽ phải hạn chế sản xuất, chấp nhận mất thị phần để duy trì giá dầu hợp lý.

Quốc gia này sở hữu công suất dự phòng khổng lồ khoảng 3 triệu thùng/ngày nhưng vấn đề là nếu không được sử dụng, nó sẽ bắt đầu giảm. Một khi bắt đầu suy giảm, việc đưa sản xuất dự phòng trở lại sẽ rất khó khăn và tốn kém.

“Ả Rập Xê Út đã liên tục đầu tư hàng chủc tỷ USD vào các hoạt động mở rộng khai thác trong thập kỷ qua. Việc cắt giảm hạn ngạch khiến công suất nhàn rỗi tăng lên, người đứng đầu mảng chiến lược hàng hóa của Societe Generale là Ben Hoff nói với Financial Times.

Tuy nhiên, rõ ràng Ả Rập Xê Út không thể đưa công suất dự phòng 3 triệu thùng/ngày đó vào vận hành thời điểm này. Giá cần phải tăng cao hơn nhiều trước khi họ nghĩ đến chuyện đó.

Tất cả yếu tố gây áp lực giảm giá dầu vào năm ngoái vẫn tồn tại: tăng trưởng kinh tế chậm, đặc biệt là ở Trung Quốc, lãi suất cao và ít có khả năng cắt giảm và một yếu tố quan trọng khác là nhu cầu yếu.

Trong số này, chỉ có yếu tố thứ 3 là “bấp bênh” bởi nhu cầu về dầu luôn gây bất ngờ kể từ năm 2020 đến nay. Trong khi đó tăng trưởng kinh tế chậm là thực tế diễn ra ở nhiều nơi, lãi suất cao cũng rất rõ ràng.

Theo markettimes.vn

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE