Quyết định sản lượng mới nhất của OPEC+ và những ảnh hưởng lên thị trường năng lượng

Vấn đề của Saudi Arabia chính là những nhà đầu tư trên thị trường năng lượng thực sự đang không tin rằng quốc gia này có đủ quyền lực để gây ảnh hưởng đến toàn OPEC+, chuyên gia nhận định.

Hôm qua là phiên giao dịch đầu tiên sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước liên minh công bố quyết định mới nhất liên quan đến sản lượng dầu.

Theo đó, sản lượng dầu của nhóm này sẽ không thay đổi từ nay đến cuối năm 2024, tuy nhiên riêng Saudi Arabia công bố sẽ giảm sản lượng tự nguyện ước tính khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày ngay từ đầu tháng 7/2023, thị trường dầu vì vậy đã có những phản ứng đầu tiên, theo nội dung bài báo mới được Yahoo Finance đăng tải.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Hai trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai tăng 41 cent tương đương 0,6% lên 72,15USD/thùng. Trước đó trong phiên đã có lúc giá dầu chạm ngưỡng 74,31USD/thùng.

Thị trường London, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 58 cent tương đương 0,8% lên 76,71USD/thùng. Giá dầu Brent đã có lúc lập đỉnh ước tính 78,23USD/thùng.

“Saudi Arabia đang làm những gì có thể để có thể bình ổn giá dầu. Vấn đề của Saudi Arabia chính là những nhà đầu tư trên thị trường năng lượng thực sự đang không tin rằng quốc gia này có đủ quyền lực để gây ảnh hưởng đến toàn OPEC+ nhằm đưa ra những quyết định thực sự mang tính đột phá”, chuyên gia phân tích tại nền tảng trực tuyến OANDA – ông Ed Moya chỉ ra.

Nguồn thu từ dầu có thể coi như “mạch máu” cho các nền kinh tế trong OPEC. Nhóm các nước bao gồm 13 thành viên này được dẫn dắt bởi Saudi Arabia với mục tiêu điều chỉnh giá dầu phù hợp với quyền lợi của nhóm. 10 nước sản xuất dầu lớn khác của thế giới trong đó có Nga vốn không thuộc OPEC tuy nhiên cũng giữ sản lượng đúng với quan điểm của nhóm. Liên minh 23 nước này vốn được gọi đến với cái tên chung OPEC+.

Giá dầu giao hợp đồng tương lai tăng từ trước phiên giao dịch ngày thứ Hai trên thị trường New York bởi nhà đầu tư phản ứng với tuyên bố mới nhất liên quan đến sản lượng dầu của Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman về việc quốc gia này sẽ giảm sản lượng ước tính khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày từ tháng sau trong khi một số nước khác thuộc OPEC+ cho biết họ vẫn giữ nguyên mục tiêu sản lượng từ trước đó.

Tâm lý lạc quan ban đầu đẩy tăng giá dầu nhanh chóng giảm đi khi mà các thành viên thị trường tính đến những yếu tố thách thức về kinh tế cũng như nhiều vấn đề khác đã ảnh hưởng đến thị trường năng lượng trong năm nay.

Quảng cáo

Các chuyên gia tại Goldman Sachs khẳng định thỏa thuận về sản lượng dầu mới nhất tích cực cho thị trường dầu và có thể đẩy tăng giá dầu Brent thêm khoảng từ 1USD đến 6USD, tùy thuộc vào việc Saudi Arabia đã duy trì sản lượng 9 triệu thùng/ngày trong thời gian bao lâu.

“Tác động thị trường từ việc Saudi Arabia giảm sản lượng nhiều khả năng sẽ kéo giá dầu giảm đi, dự trữ tồn kho sẽ cần phải có thời gian mới gây ra ảnh hưởng”, các chuyên gia phân tích thuộc ngân hàng nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia phân tích, nhìn chung các quyết định giảm sản lượng của OPEC+ sẽ không gây ra ảnh hưởng thực tế quá lớn. Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) trong khi đó đã được cho phép để nâng sản lượng thêm khoảng 200.000 thùng dầu/ngày lên 3,22 triệu thùng/ngày nhằm phản ánh cho năng lực sản xuất tốt hơn.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đồng minh hay còn gọi là OPEC+ vào ngày Chủ Nhật đã quyết định không thay đổi sản lượng dầu trong năm nay, trong khi đó Saudi Arabia tuyên bố sẽ chủ động cắt giảm sản lượng theo tính toán riêng của nước này, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Trong tuyên bố của mình, OPEC+ công bố sẽ hạn chế sản lượng ở mức khoảng 40,463 triệu thùng dầu/ngày trong giai đoạn từ nay cho đến hết năm 2024.

Trước đây, vào tháng 10/2022, OPEC+ đã đồng thuận giảm sản lượng 2 triệu thùng dầu/ngày. Một số thành viên OPEC+ cũng thông báo giảm sản lượng tự nguyện hơn 1,6 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 4/2023.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết Nga sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 500.000 thùng mỗi ngày cho đến hết năm 2024.

“Nga sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 500.000 thùng/ngày cho đến cuối tháng 12/2024. Đây là biện pháp phòng ngừa theo thỏa thuận với các quốc gia tham gia thỏa thuận Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác (OPEC+), những nước đã tuyên bố cắt giảm tự nguyện vào tháng 4”, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak nói.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak vào ngày Chủ Nhật cho biết các quyết định cắt giảm sản lượng tự nguyện, ban đầu được tính toán sẽ được áp dụng đến cuối năm 2023, giờ đây đang được kéo dài sang cuối năm 2024.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?