Ngành hàng surimi sẽ sớm gia nhập CLB tỷ đô nếu các vướng mắc được tháo gỡ

Surimi được đánh giá là sản phẩm thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao, giá thành hợp lý được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Mỗi năm surimi mang về từ 300 - 420 triệu USD, chiếm 4 - 5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Ngành hàng surimi sẽ sớm gia nhập CLB tỷ đô nếu các vướng mắc được tháo gỡ
ảnh min họa

Song, vấn đề lớn nhất mà ngành hàng này đang gặp phải là quy trình bảo quản cá đánh bắt, nước thải môi trường và nguồn nhân công tay nghề cao. Nếu vấn đề trên được giải quyết thì surimi sẽ sớm gia nhập vào câu lạc bộ tỷ USD trong tương lai gần.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2023, kim ngạch xuất khẩu surimi đạt 303 triệu USD, giảm 27% so với năm 2022. Dự kiến, trong năm 2024 khi nền kinh tế thế giới phục hồi xuất khẩu nhóm sản phẩm này sẽ tăng trở lại.

Top 6 thị trường nhập khẩu nhiều nhất, gồm: Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc và Hongkong, Malaysia và Mỹ, chiếm gần 83% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Việt Nam hiện có hơn 100 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu các mặt hàng surimi. Dẫn đầu là 3 công ty: DALU SURIMI, CASES và KICOIMEX.

Ông Ngô Minh Phương, Giám đốc Công ty TNHH Việt Trường cho biết, kim ngạch xuất khẩu surimi (surimi cá biển+ cá tra) của Việt Nam đạt từ 300-420 triệu USD/năm, chiếm 4-5% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Sản lượng xuất khẩu ổn định, có xu hướng phát triển tốt. Người tiêu dùng ưa chuộng surimi vì có giá trị dinh dưỡng cao, chi phí hợp lý, dễ chế biến thành nhiều món ăn như chả viên, xúc xích, thanh cua, ...

Nguồn nguyên liệu sản xuất surimi chủ yếu đến từ những loài cá tạp nhỏ, như: Cá đổng, cá mắt kiếng, cá chuồn, phế liệu cá tra … là những loại nguyên liệu phổ biến và phù hợp với nghề cá khai thác trong nước.

“Sản xuất surimi giúp nâng cao giá trị nguyên liệu của ngư dân, vì sản xuất surimi có thể sử dụng các loại cá tạp, cá nhỏ, giúp bà con tiêu thụ được với giá thành cao hơn từ 40-50%, so với việc sử dụng vào các mục đích khác như làm thức ăn thủy sản, gia súc ... Ngành hàng còn mang lại nhiều giá trị khác, như tạo công ăn việc làm cho trung bình 200-300 lao động/nhà máy”, Giám đốc Công ty Việt Trường nói.

Bên cạnh đó, ngành surimi còn góp phần bảo vệ biển đảo và an ninh quốc gia, ngoài việc hàng ngày ngư dân ra khơi bám biển, bám ngư trường khai thác, đánh bắt hải sản để phát triển kinh tế, họ còn góp phần bảo vệ an ninh trật tự trên biển, bảo vệ chủ quyền vùng biển của quê hương.

Quảng cáo

Các phế phẩm surimi còn là nguyên liệu chính để sản xuất bột cá, thức ăn thủy sản, giảm nhập siêu bột cá, thức ăn chăn nuôi, đảm bảo kinh tế tuần hoàn.

Lợi thế là vậy, nhưng theo ông Trường, xuất khẩu surimi đang đối mặt với những khó khăn, thách thức, đó là thiếu sự quy hoạch vĩ mô của nhà nước. Bất cân đối giữa nguồn lợi hải sản so với số lượng nhà máy được phép hoạt động.

Trong khi nguồn nguyên liệu đầu vào có hạn, ngày càng giảm sút, nhà máy cũ thiếu nguyên liệu sản xuất nhưng nhà máy mới vẫn mọc ra, dẫn đến tranh mua đẩy giá nguyên liệu lên cao, làm tăng giá thành sản xuất, sản phẩm khó cạnh tranh dẫn đến thua lỗ.

Hiện nay có nhiều thị trường bị tắc nghẽn khi khách hàng cần C/C. Ví dụ, EU hoặc các nước nhập khẩu surimi để chế biến xuất khẩu đi EU như Thái Lan, Indonesia... Buộc doanh nghiệp phải bỏ thị trường này để tìm kiếm thị trường khác.

“Dẫu biết giải quyết bài toán IUU là câu chuyện lớn, phức tạp và lâu dài nhưng doanh nghiệp rất mong các cơ quan ban ngành đẩy nhanh tiến độ để gỡ rối cho doanh nghiệp”, ông Phương kiến nghị.

Hiện Việt Nam chưa có quản lý nghề khai thác hải sản theo mùa vụ, đặc biệt vào mùa sinh sản, khiến nguồn lợi hải sản ngày càng suy thoái, thậm chí cạn kiệt nhiều loài hải sản. Trong khi đa số các nước trong khu vực Đông Nam Á hoặc các nước trên thế giới đều đã có quy định về kiểm soát khai thác hải sản, thậm chí cấm tàu bè ra khơi khai thác vào các thời điểm cá sinh sản như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Vấn đề nước thải nhà máy cũng đang làm doanh nghiệp bất an. Đặc thù ngành surimi là sản xuất cần nhiều nước, trung bình trên 20m3/tấn sản phẩm, dẫn đến chi phí xử lý rất cao. Nếu một nhà máy có quy mô sản xuất khoảng 400 tấn thành phẩm/tháng, thì chi phí xử lý nước thải lên đến 200 triệu đồng/tháng. Con số này không hề nhỏ.

Hiện nay, các doanh nghiệp vẫn loay hoay tự xoay sở để tìm giải pháp từ các công ty tư vấn môi trường trong nước hoặc nước ngoài nhưng chưa tìm ra phương án tối ưu.

“Chúng tôi mong muốn sớm có giải pháp giải quyết triệt để vấn đề này. Giải pháp có thể đến từ các tổ chức phi chính phủ, hoặc các tổ chức có dự án phát triển sản xuất xanh có công nghệ, tài chính…”, Giám đốc Công ty Việt Trường bày tỏ.

 

Theo Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Thị trường châu Á chiều 1/7: Giá vàng ổn định, giá dầu tăng

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch chiều ngày 1/7. Nâng đỡ tâm lý thị trường là những dự báo về khả năng thiếu hụt nguồn cung khi sức tiêu thụ nhiên liệu tăng vào mùa Hè.

Thị trường manh nha khởi sắc với phiên tăng hơn 15 điểm của VN-Index Thị trường hàng hóa châu Á: Chỉ số Nikkei lần đầu tiên vượt mốc 40.000 điểm

Thị trường dầu thế giới ghi nhận tuần tăng thứ ba liên tiếp

Giá dầu thế giới ghi nhận tuần tăng giá thứ 3 liên tiếp, dù đi xuống trong phiên giao dịch cuối tuần do nhà đầu tư cân nhắc về nhu cầu nhiên liệu suy yếu của Mỹ và xu hướng chốt lời vào cuối quý.

Lo ngại về nguồn cung đẩy giá dầu thế giới tăng nhẹ Giá dầu tăng cao do lo ngại gián đoạn nguồn cung trên toàn cầu

Ngành hàng surimi sẽ sớm gia nhập CLB tỷ đô nếu các vướng mắc được tháo gỡ

Surimi được đánh giá là sản phẩm thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao, giá thành hợp lý được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Mỗi năm surimi mang về từ 300 - 420 triệu USD, chiếm 4 - 5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm đạt trên 1,3 tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 chỉ đạt 9 tỷ USD

Cảng Cát Lái: 685 doanh nghiệp xuất nhập khẩu nợ 29 tỷ đồng phí sử dụng hạ tầng cảng biển

Tại cảng Cát Lái hiện có rất nhiều containers bị “rớt” chuyến tàu hàng xuất khẩu, do doanh nghiệp còn nợ phí hạ tầng cảng biển nên Cảng vụ đường thủy nội địa yêu cầu phong tỏa hàng hóa.

Tân Cảng Sài Gòn hành trình 35 năm vươn tầm thế giới Sếp Tân Cảng Sài Gòn làm Chủ tịch Hiệp hội Cảng biển Đông Nam Á

Thương nhân Philippines tạm dừng nhận hàng chờ chính sách thuế mới dẫn đến tồn kho lớn, giao dịch yếu

Ngay khi Chính phủ Philippines thông qua quyết định giảm thuế nhập khẩu gạo từ 35% xuống còn 15%, hầu hết các thương nhân mua gạo từ Việt Nam đã tạm dừng nhận hàng để chờ chính sách giảm thuế mới. Hiện gạo thơm còn tồn nhiều tại các kho, giao dịch gạo thơm yếu.

Campuchia “muốn” chia thị phần với gạo Việt Nam tại Philippines: Riêng 1 điểm đã "không có cửa" Xuất khẩu gạo đóng vai trò chủ đạo trong thương mại song phương Việt Nam – Philippines

Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo xuống còn 15%, gạo Việt sẽ được hưởng lợi

Philippines, quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới và là khách hàng truyền thống số 1 của gạo Việt Nam vừa chấp thuận giảm thuế gạo từ 35% xuống còn 15%. Thuế giảm sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Thêm Myanmar và Philippines được áp thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam Campuchia “muốn” chia thị phần với gạo Việt Nam tại Philippines: Riêng 1 điểm đã "không có cửa"