Ngân hàng trung ương Canada nâng lãi suất lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2008

Ngân hàng trung ương Canada (BoC) đã tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,5 điểm phần trăm, khiến thị trường bất ngờ khi tiếp tục triển khai một đợt tăng lãi suất quy mô lớn.

Ngân hàng trung ương Canada(BoC) ngày 7/12 đã tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,5 điểm phần trăm, khiến thị trường bất ngờ khi tiếp tục triển khai một đợt tăng lãi suất quy mô lớn, đồng thời báo hiệu về khả năng sắp kết thúc chu kỳ tăng lãi suất lịch sử.

Lãi suất của BoC đã được nâng từ 3,75% lên 4,25%, mức cao nhất kể từ đầu năm 2008. Các thị trường trước đó nhận định rằng mức tăng chỉ là 0,25 điểm phần trăm.

Mặc dù lựa chọn tăng lãi suất với tốc độ mạnh, nhưng BoC đã đánh đi tín hiệu cho thấy chiến dịch chống lạm phát của Ngân hàng trung ương có thể đang tiến đến một bước ngoặt. “Trong thời gian tới, Hội đồng quản trị sẽ xem xét liệu lãi suất có cần tăng thêm để đưa cung và cầu trở lại cân bằng hay không”, BoC nhấn mạnh. Trong các lần thông báo lãi suất trước đó, BoC nói rằng lãi suất “sẽ cần phải tăng hơn nữa”.

Quảng cáo

BoC đã tăng lãi suất 7 lần kể từ tháng 3/2022 trong nỗ lực giải quyết tình trạng lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ. Mục tiêu của BoC là giảm chi tiêu trong toàn bộ nền kinh tế để làm chậm tốc độ tăng của giá cả. Lạm phát tại Canada (Ca-na-đa) có xu hướng giảm kể từ mùa Hè, đứng ở mức 6,9% trong tháng 10/2022, so với mức đỉnh 8,1% trong tháng 6/2022. Nhưng lạm phát vẫn cao hơn gấp ba lần so với mục tiêu 2% của BoC.

Ngân hàng trung ương Canada lưu ý rằng GDP trong quý 3“mạnh hơn dự kiến”, trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục “dư cầu”, với thị trường lao động thắt chặt và tỷ lệ thất nghiệp gần mức thấp kỷ lục. Đồng thời, BoC cho biết lãi suất cao hơn đang bắt đầu gây ảnh hưởng. Thị trường nhà ở đang trong tình trạng suy thoái sâu, với doanh số bán trên toàn quốc trong tháng 10/2022 giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái và giá nhà giảm 10%. Cũng có những dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng đang "thắt lưng buộc bụng" để ứng phó với lãi suất cao hơn. Chi tiêu hộ gia đình giảm 0,3% trong quý 3, lần giảm đầu tiên kể từ quý 2/2021.

Những thay đổi về chính sách tiền tệ cần có thời gian để phát huy tác dụng trong nền kinh tế, thường mất khoảng 6-8 quý. Độ trễ này mở ra nguy cơ thắt chặt quá mức nếu BoC không cẩn trọng. Thống đốc BoC Tiff Macklem lập luận rằng ngân hàng cần phải cân bằng giữa "làm quá ít để chống lạm phát với nguy cơ làm quá nhiều và khiến nền kinh tế sụp đổ".

Dự báo mới nhất của BoC cho thấy mức tăng trưởng GDP gần như bằng 0 trong ba quý tới khiến nền kinh tế Canada đứng bên bờ vực suy thoái.

Stephen Brown, chuyên gia kinh tế của Capital Economics, nhận định rằng với giá dầu của Canada trong những ngày gần đây thấp hơn gần 40% so với mức ngân hàng giả định trong Báo cáo chính sách tiền tệ tháng 10, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu hôm nay đánh dấu lần tăng cuối cùng trong chu kỳ nâng lãi suất của BoC.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng