Ngân hàng First Republic chính thức được cứu, rủi ro khủng hoảng ngân hàng Mỹ tạm ngưng

Những lùm xùm xung quanh ngân hàng First Republic đã làm căng thẳng hệ thống tài chính Mỹ và tiềm ần khả năng gây ra cuộc khủng hoảng ngân hàng tiếp theo.

Giới chức quản lý ngành ngân hàng Mỹ đã chính thức tiếp quản ngân hàng First Republic đồng thời có được thỏa thuận với ngân hàng hàng đầu nước Mỹ JPMorgan Chase & Co nhằm bán phần lớn hoạt động và tài sản của First Republic cho JP Morgan nhằm ngăn khả năng First Republic sụp đổ.

Những lùm xùm xung quanh ngân hàng First Republic đã làm căng thẳng hệ thống tài chính Mỹ và tiềm ần khả năng gây ra cuộc khủng hoảng ngân hàng tiếp theo, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Cụ thể, ngân hàng JPMorgan sẽ tiếp quản toàn bộ tiền gửi 103,9 tỷ USD của ngân hàng First Republic và mua lại phần lớn trong tổng số 229,1 tỷ USD tài sản.

Theo thỏa thuận mới nhất, FDIC sẽ chia sẻ thua lỗ với ngân hàng. FDIC ước tính quỹ bảo hiểm của FDIC sẽ thiệt hại ước tính khoảng 13 tỷ USD với thương vụ này.

Ngân hàng First Republic đã từng mất đến hơn 100 tỷ USD tiền gửi trong tháng 3/2023 sau khi ngân hàng Silicon Valley sụp đổ. Tình trạng rút tiền khỏi ngân hàng Silicon Valley diễn ra trong vòng suốt nhiều tuần sau khi nhóm ngân hàng Mỹ “giải cứu” cho Silicon Valley với 30 tỷ USD.

Trong vòng 2 tháng vừa qua, nước Mỹ đã chứng kiến đến ¾ vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất. Vụ sụp đổ của ngân hàng First Republic có quy mô lớn chỉ sau vụ sụp đổ của ngân hàng Washington Mutual vào năm 2008. Ngoài ra còn phải kể đến vụ sụp đổ của hai ngân hàng Silicon Valley và Signature trong tháng 3/2023.

Quảng cáo

Tính từ khi ngân hàng Silicon Valley Bank sụp đổ vào tháng 3/2023, sự chú ý đã chuyển sang ngân hàng First Republic bởi nhiều người coi đây như “mắt xích” yếu nhất trong hệ thống ngân hàng Mỹ. Cổ phiếu ngân hàng First Republic sụt giảm đến 90% trong tháng trước và rồi sau đó sụt sâu hơn nữa khi mà ngân hàng First Republic công bố thực tế mức độ trầm trọng của tình hình.

Cũng giống như ngân hàng SVB chuyên phục vụ cho cộng đồng khởi nghiệp công nghệ, ngân hàng First Republic có trụ sở tại bang California này chuyên phục vụ cho khách hàng giàu có, họ cung cấp cho nhóm đối tượng này các khoản vay thế chấp với lãi vay thấp để đổi lấy việc khách hàng gửi tiền tại ngân hàng. Mô hình này bộc lộ yếu điểm sau khi vụ việc của SVB xảy ra bởi các khách hàng giàu có tại ngân hàng First Republic đã rút hơn 100 tỷ USD tiền gửi khỏi ngân hàng, theo công bố vào ngày thứ Hai.

Khi tình hình tại ngân hàng First Republic trở nên xấu đi, giới chức Mỹ ban đầu đã có những tính toán về giá trị của ngân hàng và tìm kiếm những bên thâu tóm phù hợp. Tuy nhiên, các cuộc đối thoại liên quan đến vấn đề này đang được thu hẹp lại.

Giới chức Mỹ đồng thời cũng sẽ tính đến lựa chọn gây ra ít thiệt hại tài chính nhất với FDIC.

Vụ sụp đổ của SVB trước đây được tính toán đã khiến cho FDIC thiệt hại ước tính khoảng 20 tỷ USD. Nhóm các ngân hàng lớn nhất sẽ cùng chia sẻ gánh nặng chi phí này bởi họ sẽ phải đóng bù phí cho FDIC trong vài năm.

Hướng giải quyết với ngân hàng First Republic sẽ đồng nghĩa một trong số những ngân hàng lớn nhất Mỹ sẽ càng có quy mô lớn hơn, đồng thời hưởng lợi từ quá trình tiếp quản của FDIC.

Trong tháng trước, khi ngân hàng SVB bị bán cho ngân hàng First Citizens, phía bên mua cũng đã được hưởng một số quyền lợi trong đó có việc chia sẻ thiệt hại. Cổ phiếu First Citizens sau thông tin đó đã lập tức tăng đến 55% giá trị.

Nhóm các ngân hàng tham gia vào thương vụ thâu tóm và xử lý những rắc rối liên quan đến First Republic lần này đều thuộc nhóm 11 ngân hàng từng cùng nhau bơm 30 tỷ USD vào First Republic. Động thái đã giúp ngăn được làn sóng rút tiền gửi khỏi các ngân hàng quy mô trung bình về nhóm bốn ngân hàng lớn hàng đầu nước Mỹ bao gồm JP Morgan và Wells Fargo, chính vì vậy giới chức quản lý có thêm điều kiện để xử lý các vấn đề khác của First Republic.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Chứng khoán thế giới có tuần tăng điểm mạnh bất chấp lo ngại kinh tế

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng điểm trong phiên ngày 3/5 sau báo cáo việc làm tích cực của Mỹ, trong bối cảnh nhà đầu tư đón nhận những tín hiệu lạc quan về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Chứng khoán thế giới đa phần tăng điểm bất chấp số liệu kinh tế trái chiều Chứng khoán Mỹ: Dow Jones và S&P 500 tăng điểm phiên thứ 8 liên tiếp

Ô tô Trung Quốc sẽ chiếm 34% thị trường Trung Đông và châu Phi

Trong báo cáo phân tích vừa công bố, công ty tư vấn toàn cầu AlixPartners dự báo ô tô Trung Quốc sẽ chiếm 34% thị trường Trung Đông và châu Phi vào năm 2030, tăng mạnh từ 10% ghi nhận vào năm 2024.

Elon Musk đã biết sợ ô tô Trung Quốc chưa? Cuộc chiến thuế quan EU-Trung Quốc: 12 nhà sản xuất ô tô Trung Quốc lên tiếng

Chứng khoán thế giới đa phần tăng điểm bất chấp số liệu kinh tế trái chiều

Chứng khoán Phố Wall mở cửa giảm mạnh sau khi số liệu chính phủ cho thấy kinh tế Mỹ quý I/2025 suy giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, làm gia tăng lo ngại về nguy cơ suy thoái.

Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần thận trọng do bất ổn thương mại Công ty chứng khoán điểm tên nhiều cổ phiếu hấp dẫn, có thể “xuống tiền”

Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ

Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump.

Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ Ứng dụng Temu có thể bị chặn nếu chưa hoàn thành đăng ký trong tháng 11