Nga đề nghị xây dựng một trung tâm cung ứng khí đốt tại Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu rõ trung tâm này sẽ do hai bên cùng thiết lập, với chức năng không chỉ đảm bảo cung ứng mà còn có thể giúp ổn định giá cả khí đốt.

Ngày 13/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã gặp gỡ và thảo luận về một số vấn đề hợp tác song phương trong cuộc họp bên lề một hội nghị diễn ra ở thủ đô Astana của Kazakhstan.

Tổng thống Nga Putin đánh giá Thổ Nhĩ Kỳ hiện là tuyến vận chuyển khí đốt tới châu Âu đáng tin cậy nhất đồng thời đề nghị xây dựng một trung tâm cung ứng khí đốt tại nước này.

Ông Putin nêu rõ trung tâm này sẽ do hai bên cùng thiết lập, với chức năng không chỉ đảm bảo cung ứng mà còn có thể giúp ổn định giá cả, một vấn đề rất quan trọng trong mua, bán khí đốt.

Nhà lãnh đạo Nga nêu rõ hiện giá khí đốt đang ở mức rất cao nhưng các bên có thể dễ dàng điều chỉnh giá thị trường về mức bình thường mà không chịu ảnh hưởng của các vấn đề chính trị.

Quảng cáo

Trước đó, ngày 12/10, Tổng thống Putin đề xuất Nga có thể thiết lập một trung tâm cung ứng khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách điều hướng nguồn cung dành cho các hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc chạy dưới biển Baltic sau khi các hệ thống này bị hư hại được cho là do các hành vi phá hoại xảy ra tháng trước.

Về phần mình, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Ankara có thể phối hợp với Moskva để xác định các nước thu nhập thấp mà Nga có thể xuất khẩu ngũ cốc và phân bón.

Ông Erdogan cho biết hai bên đã quyết tâm tăng cường và tiếp tục các hoạt động xuất khẩu ngũ cốc theo thỏa thuận Istanbul, cũng như đảm bảo việc vận chuyển ngũ cốc và phân bón của Nga qua Thổ Nhĩ Kỳ tới các nước kém phát triển.

Thỏa thuận Istanbul đảm bảo nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua các cảng trên biển Đen đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất khẩu phân bón và ngũ cốc của Nga, được hai bên ký kết hồi tháng 7 dưới sự trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc.

Ông Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ cùng phối hợp để xác định tên các quốc gia sẽ nhận được ngũ cốc và phân bón xuất khẩu của Nga, nhấn mạnh ưu tiên các nước nghèo.

Về vấn đề này, ông Putin cũng cho rằng hiện số lượng ngũ cốc vận chuyển tới các nước nghèo nhất vẫn chưa đủ nhưng hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón từ Nga lại đang bị cản trở do khó tiếp cận các cảng ở nước ngoài, cũng như các hình thức bảo hiểm tàu và hàng.

Theo Vietnam+ Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025

BoJ sắp hoàn tất đợt bán cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sắp hoàn tất việc bán số cổ phiếu trị giá hàng triệu USD mà họ mua từ các ngân hàng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hai thập kỷ.

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm