Nasdaq lập “đỉnh” mới, Dow Jones giảm phiên thứ 8 liên tiếp

Chỉ số Nasdaq đã đóng cửa ở mức cao kỷ lục mới phiên giao dịch đầu tuần 16/12, trong khi chỉ số S&P 500 cũng ghi nhận mức tăng.

122000-gia-vang-tang-cao-chung-khoan-the-gioi-do-san.jpg
Trong ảnh: Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/ TTXVN

Chỉ số Nasdaq đã đóng cửa ở mức cao kỷ lục mới phiên giao dịch đầu tuần 16/12, trong khi chỉ số S&P 500 cũng ghi nhận mức tăng, giữa bối cảnh giới đầu tư đang đánh giá dữ liệu kinh tế mới nhất và chờ đợi quyết sách cuối cùng trong năm của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) để xác định lộ trình lãi suất của ngân hàng này.

Kết thúc phiên này, chỉ số Nasdaq tăng mạnh 247,17 điểm (1,24%) lên mức cao kỷ lục 20.173,89 điểm, nhờ đà tăng của nhóm cổ phiếu công nghệ. Chỉ số S&P 500 cũng tăng 22,99 điểm (0,38%), lên 6.074,08 điểm. Tuần trước, S&P 500 chấm dứt chuỗi ba tuần tăng liên tiếp, trong khi Nasdaq tiếp tục chuỗi tăng tuần thứ tư liên tiếp.

Đi ngược với xu hướng này, chỉ số công nghiệp Dow Jones lại giảm 110,58 điểm (0,25%) xuống 43.717,48 điểm trong phiên giao dịch 16/12. Đáng chú ý, chỉ số này đã giảm tám phiên liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng 6/2018.

Quảng cáo

Theo công cụ FedWatch của CME, thị trường hiện đang dự đoán gần như chắc chắn (95,4%) rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày 17-18/12.

Ông Sam Stovall, chiến lược gia đầu tư trưởng tại CFRA Research ở New York, nhận định: “Có thể thị trường đã bị bán tháo quá mức vào tuần trước. Với khả năng gần như 100% cho rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào cuộc họp tới, câu hỏi còn lại là Fed sẽ đưa ra định hướng như thế nào trong các tuyên bố của mình”. Ông Stovall cũng dự đoán rằng đây sẽ là một đợt cắt giảm "diều hâu" - tức là Fed sẽ giảm lãi suất nhưng vẫn nhấn mạnh rằng họ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế, và có thể sẽ có ít lần cắt giảm hơn trong năm tới so với kỳ vọng của thị trường.

Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) trong lĩnh vực sản xuất sơ bộ của S&P Global đã giảm xuống còn 48,3 trong tháng này, thấp hơn mức 49,8 dự báo của các nhà kinh tế và 49,7 của tháng 11/2024. Ngoài ra, sản lượng nhà máy của Mỹ cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020, do lo ngại về việc thuế nhập khẩu cao hơn sẽ làm tăng chi phí nguyên liệu trong năm tới.

Nhiều cổ phiếu của các công ty có vốn hóa lớn tiếp tục tăng trong phiên này, bao gồm Alphabet (công ty mẹ của Google) tăng 3,6% và Tesla tăng 6,1%, giúp lĩnh vực dịch vụ truyền thông và tiêu dùng không thiết yếu trở thành nhóm tăng mạnh nhất trong số 11 nhóm ngành thuộc S&P 500. Đặc biệt, công ty Wedbush Securities đã nâng mục tiêu giá cổ phiếu Tesla lên mức cao kỷ lục 515 USD/cổ phiếu.

Trước khi Fed kết thúc cuộc họp chính sách, các nhà đầu tư hướng sự chú ý đến dữ liệu doanh số bán lẻ, được công bố ngày 17/12, để đánh giá sức mạnh tiêu dùng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Bitcoin tiếp tục xu hướng tăng mạnh trong phiên này, đạt mức cao kỷ lục hơn 106.000 USD, sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ám chỉ khả năng thiết lập quỹ dự trữ bitcoin. Cụ thể, phiên này, bitcoin tăng 3,10% lên 106.015 USD/BTC, trong khi đồng ethereum tăng 4,94% lên 4.046,40 USD/ether.

Tại Việt Nam, khép phiên giao dịch 16/12, chỉ số VN-Index tăng 1,22 điểm (0,12%) lên 1.263,79 điểm, còn chỉ số HNX-Index tăng 0,03 điểm (0,01%) lên 227,04 điểm.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chứng khoán Mỹ: Chuỗi giảm điểm dài nhất của Dow Jones kể từ tháng 2/1978

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên 17/12, trong đó chỉ số Dow Jones ghi nhận phiên giảm thứ 9 liên tiếp, trong bối cảnh giới đầu tư thận trọng trước khi Fed công bố quyết định chính sách.

Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ lập đỉnh, Dow Jones vượt 45.000 điểm Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên 10/12 cùng giảm điểm

Đà giảm điểm chi phối các TTCK châu Á trước thềm cuộc họp của Fed

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều giảm điểm trong phiên chiều 17/12, khi sự chú ý đổ dồn vào quyết định chính sách sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều Chứng khoán châu Á tăng theo đà Phố Wall nhờ kỳ vọng Fed cắt lãi suất

“Thị trường chứng khoán chờ nhịp bứt phá, chuẩn bị cho một con sóng lớn”

Theo ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VPBank, thanh khoản thị trường năm 2025 có thể đạt hơn 25.500 tỷ đồng, chỉ số VN-Index có thể đạt mức cao nhất, trên 1.400 điểm, mức trung bình dao động 1.350 điểm.

Chuyên gia chứng khoán "gọi" tên những nhóm cổ phiếu triển vọng đầu tư trong 2025 Quỹ ETF ngoại quy mô 11.000 tỷ thêm mới duy nhất SIP, dự kiến mua lượng lớn một cổ phiếu chứng khoán nhưng sẽ bán bớt HPG, VND, NVL, SHB

Phiên bùng nổ chưa phải đáp án "cuối" cho thị trường

Thị trường đã trải qua một tuần đi ngang và giảm điểm nhẹ kể từ sau phiên bùng nổ. Các chuyên gia đưa ra những lý giải về trạng thái thị trường và dự báo về xu hướng tiếp theo.

Thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi kỳ vọng nâng hạng được thắp lại Giảm 4/5 phiên, thị trường đứt chuỗi 3 tuần hồi phục

Cổ phiếu giảm sâu nhất nhóm chứng khoán vừa được bơm vốn 500 tỷ đồng

Công ty chứng khoán Phú Hưng (PHS) đã nhận được công văn chấp thuận kết quả phát hành riêng lẻ tăng vốn điều lệ lên hơn 2.000 tỷ đồng. Đáng chú ý từ đầu năm 2024, cổ phiếu PHS ghi nhận mức giảm sâu nhất trong nhóm cổ phiếu chứng khoán.

Bóng dáng Dragon Capital trong các đợt phát hành riêng lẻ của Chứng khoán Vietcap và MBS TPBank đang khắc phục sự cố hệ thống

Băn khoăn về các chỉ số kinh tế, Phố Wall giảm điểm trong phiên 12/12

Các chỉ số chứng khoán Phố Wall đã giảm điểm vào phiên 12/12, khi các nhà đầu tư đánh giá thận trọng về các chỉ số kinh tế chủ chốt trước cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần tới.

Phố Wall quay đầu giảm điểm sau khi chạm mức cao kỷ lục Nvidia bị điều tra, Phố Wall chìm trong sắc đỏ