Năng lượng tái tạo giúp ổn định kinh tế và giải quyết lạm phát

Theo Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christian Lagarde, việc chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn sẽ giúp giảm nguy cơ giá năng lượng tăng vọt.

Việc đẩy nhanh tốc độ chuyển sang năng lượng tái tạo có thể giúp hạn chế đà tăng giá năng lượng.

Đây là nhận định của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christian Lagarde đưa ra trong một bài đăng ngày 7/11, trong bối cảnh nhiều hộ gia đình tại châu Âu đang chật vật để chi trả các hóa đơn điện tăng vọt.

Trong một bài đăng trên blog cá nhân sau khi Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) khai mạc tại thành phố Sharm El-Sheikh (Ai Cập), bà Lagarde chỉ ra rằng: “Giá năng lượng tăng cao cho thấy chúng ta phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch như thế nào và dễ bị ảnh hưởng ra sao.”

Theo bà, việc chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn sẽ giúp giảm nguy cơ giá năng lượng tăng vọt.

Quảng cáo

Chủ tịch ECB nêu rõ việc chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo, như điện gió hoặc điện Mặt Trời, cũng sẽ giúp đưa đến tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định hơn cũng như cải thiện nền kinh tế.

Giá nhiên liệu hóa thạch đã tăng vọt kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra từ cuối tháng 2 năm nay. Điều này đặc biệt tác động xấu đến châu Âu, khu vực vốn nhập khẩu lượng lớn khí đốt qua các đường ống từ Nga trong nhiều năm qua.

Tỷ lệ lạm phát của khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong tháng 10 vừa qua đã tăng 10,7% - mức cao nhất từ trước đến nay và vượt mức mục tiêu 2% của ECB.

Mới đây, Chủ tịch ECB Lagarde cho rằng tác động của xung đột Nga-Ukraine và giá năng lượng tăng cao sẽ khiến kinh tế Eurozone suy thoái nhẹ vào khoảng cuối năm nay và đầu năm sau.

Đầu tháng 11 này, ECB đã khuyến cáo sẽ áp dụng các biện pháp mạnh đối với các ngân hàng tại Eurozone từ cuối năm 2024, nếu các ngân hàng này không nỗ lực hơn nữa nhằm nhận diện và kiểm soát những rủi ro liên quan về biến đổi khí hậu đối với các khách hàng của mình.

Theo Vietnam+ Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt

Ngân hàng Thế giới bổ sung vốn kỷ lục lên đến 100 tỷ USD cho phát triển toàn cầu

Số tiền khổng lồ sẽ được dùng để hỗ trợ 78 quốc gia có thu nhập thấp, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và ứng phó với Biến đổi Khí hậu.

WB: Lượng kiều hối toàn cầu tăng chậm đáng kể trong năm 2022 Nguyên nhân khiến WB cảnh báo về một thập kỷ mất mát của kinh tế thế giới