Na Uy dự kiến duy trì sản lượng khí đốt ở mức cao cho đến năm 2030

Bộ trưởng Năng lượng Na Uy Terje Aasland ngày 23/8 cho biết nước này có kế hoạch duy trì sản lượng khí đốt ở mức cao hiện nay đến năm 2030, trong lúc EU tìm cách giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Trả lời phỏng vấn của hãng Reuters, Bộ trưởng Aasland nêu rõ: "Tôi dự kiến chúng tôi có thể duy trì các mức sản lượng hiện nay cho đến năm 2030. Chúng tôi thấy có những dự án, kế hoạch có thể giúp duy trì lượng khí đốt ở mức cao trong mấy năm tới".

Theo dự báo công bố hồi tháng 5 vừa qua, Na Uy sẽ sản xuất khoảng 122 tỉ m3 khí đốt trong năm nay, tăng 8% so với năm 2021. Na Uy hiện là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh Nga cắt giảm lượng cung cấp khí đốt sang châu Âu.

Cùng ngày, Bộ trưởng Năng lượng CH Cyprus Natasa Pilides cho biết việc phát hiện một mỏ khí đốt mới ở ngoài khơi bờ biển phía Nam nước này có thể thúc đẩy hoạt động khai thác các nguồn nhiên liệu chưa được khai thác và giúp đảm bảo nguồn cung nhiên liệu cho châu Âu.

Quảng cáo

Trước đó, ngày 22/8, tập đoàn Eni của Italy và Total Energies của Pháp thông báo đã phát hiện một mỏ khí đốt có trữ lượng lớn tại giếng Cronos-1 cách bờ biển của CH Cyprus 160 km. Mỏ khí đốt mới có trữ lượng ước tính khoảng 70,7 tỷ m3 khí hydrocacbon.

Việc phát hiện mỏ khí đốt Cronos-1 đã nâng số lượng mỏ tìm thấy ngoài khơi CH Cyprus lên 4 mỏ, bao gồm 2 mỏ của Eni-Total, 1 mỏ của ExxonMobil và các đối tác Qatar Petroleum, 1 mỏ khác của Chevron cùng các đối tác Shell và NewMed Energy của Israel.

Phát biểu trên đài phát thanh nhà nước, bà Pilides cho biết trong bối cảnh Nga đe dọa cắt nguồn cung khí đốt cho EU, CH Cyprus hiện đang đàm phán với Brussels để tham gia kế hoạch năng lượng của EU nhằm giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga. Bà cho biết đã liên lạc với tập đoàn Eni và TotalEnergies để tìm cách khai thác tối ưu mỏ Cronos-1.

Giới chức châu Âu kỳ vọng mỏ khí đốt trên có thể đảm bảo nguồn cung năng lượng thay thế cho châu Âu, trong bối cảnh Nga cắt giảm lượng cung cấp khiến châu lục này đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng./.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng