Mỹ bán lô dầu cuối cùng từ đợt giải phóng kho dự trữ khẩn cấp lịch sử

Bộ Tài chính Mỹ ước tính rằng việc bán 180 triệu thùng đã giúp giảm giá xăng khoảng 40 xu Mỹ/gallon (1 gallon = 3,78 lít) so với mức ước tính cho kịch bản không có đợt phát hành.

Bộ Năng lượng Mỹ hôm 3/11 cho biết họ đã bán 15 triệu thùng dầu từ Kho dự trữ Dầu mỏ chiến lược (SPR) cho sáu công ty, hoàn thành lô cuối cùng của đợt mở bán lớn nhất từ trước đến nay từ SPR do Tổng thống Joe Biden công bố hồi tháng Ba.

Trong thông báo, Bộ Năng lượng cho biết đã trao hợp đồng cho các công ty Phillips 66, Marathon Petroleum Supply & Trading LLC, Shell Trading, Valero Marketing & Supply, Macquarie Commodities Trading US, và Equinor Marketing & Trading. Việc giao hàng sẽ diễn ra từ ngày 1-31/12.

Mỹ đã bán 180 triệu thùng dầu từ kho dự trữ để chống lại giá dầu tăng cao sau khi đối mặt một loạt yếu tố bất lợi: xung đột Nga-Ukraine bùng phát, nhu cầu của người tiêu dùng tăng mạnh hơn sau đại dịch và các công ty khoan dầu Mỹ chật vật tăng sản lượng.

Giá dầu tăng đã giúp đẩy lạm phát của Mỹ lên mức cao nhất trong 40 năm, buộc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tăng mạnh lãi suất để kiềm chế giá cả tăng cao, nhưng cũng đẩy nền kinh tế vào nguy cơ suy thoái.

Quảng cáo

Hồi tháng trước, Tổng thống Mỹ đã công bố kế hoạch bắt đầu nạp đầy kho dự trữ khi giá dầu thô của Mỹ ở khoảng 70 USD/thùng, mức mà ông cho rằng sẽ cho phép các nhà khai thác kiếm lời đồng thời là một thỏa hiệp có lợi cho người nộp thuế.

Giá dầu tiêu chuẩn của Mỹ quanh khoảng 89 USD/thùng tính đến phiên gần nhất ngày 3/11.

Tổng thống Biden cũng cho biết Mỹ sẵn sàng khai thác kho SPR một lần nữa vào đầu năm tới để kiềm chế giá.

Bộ Tài chính Mỹ ước tính rằng việc bán 180 triệu thùng đã giúp giảm giá xăng khoảng 40 xu Mỹ/gallon (1 gallon = 3,78 lít) so với mức ước tính cho kịch bản không có đợt phát hành. Nhưng việc bán ra cũng khiến SPR - vốn có vai trò bảo vệ nước Mỹ trước các cú sốc trên thị trường năng lượng - xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/1984.

Động thái mở kho SPR của Mỹ cũng khiến mối quan hệ của nước này với Saudi Arabia - quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, xấu đi.

Theo Vietnam+ Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025

BoJ sắp hoàn tất đợt bán cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sắp hoàn tất việc bán số cổ phiếu trị giá hàng triệu USD mà họ mua từ các ngân hàng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hai thập kỷ.

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm