Lý do các ngân hàng Mỹ có thể bị buộc phải tăng vốn ít nhất 20%

Mức độ tăng vốn cụ thể sẽ phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mức tăng vốn cao nhất nhiều khả năng sẽ áp dụng với nhóm các ngân hàng lớn của Mỹ có nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau.

Cơ quan quản lý Mỹ đang chuẩn bị buộc các ngân hàng lớn tăng cường năng lực tài chính, những động thái này theo họ sẽ giúp tăng cường sự vững mạnh của hệ thống tài chính sau một loạt vụ sụp đổ của ngân hàng quy mô trung bình trong năm nay, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Theo đề xuất của cơ quan quản lý, những thay đổi mới nhất sẽ nâng tỷ lệ vốn bắt buộc thêm trung bình khoảng 20% tại nhóm các ngân hàng lớn.

Mức độ tăng vốn cụ thể sẽ phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mức tăng vốn cao nhất nhiều khả năng sẽ áp dụng với nhóm các ngân hàng lớn của Mỹ có nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau.

Những ngân hàng có nhiều phụ thuộc vào nguồn thu từ phí, ví như ngân hàng đầu tư hoặc quản lý tài sản, cũng có thể bị buộc phải tăng vốn. Vốn có thể coi như lá chắn quan trọng mà các ngân hàng cần phải nắm giữ để phòng trường hợp thua lỗ.

Cuộc chạy đua tăng vốn dự kiến sẽ là bước đầu tiên mà cơ quan quản lý tính đến để siết chặt giám sát ngành ngân hàng. Đay là sự dịch chuyển đáng kể so với cách tiếp cận lỏng lẻo hơn dưới thời kỳ Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đây.

Cũng theo cơ quan quản lý ngành, sẽ cần đến thêm các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn ví dụ như buộc thêm ngân hàng sáp nhập để tăng cường khả năng cạnh tranh cũng như siết chặt điều kiện tín dụng với người Mỹ.

Từ trước khi các vụ sụp đổ ngân hàng Mỹ diễn ra vào tháng 3/2023, giới chức quản lý ngành ngân hàng Mỹ vốn đã tính đến việc áp dụng quy định chặt chẽ hơn với nhóm các ngân hàng lớn nhất. Từ đó đến nay, cơ quan quản lý cho biết họ có kế hoạch áp dụng quy định chặt chẽ hơn với nhiều ngân hàng.

Quảng cáo

Theo quy định hiện tại, các ngân hàng tài sản từ 250 tỷ USD trở lên mới cần phải tăng vốn, còn nếu theo quy định mới, những tổ chức tài chính với tổng tài sản 100 tỷ USD trở lên cũng sẽ phải tuân thủ.

Một số chuyên gia trong ngành ngân hàng khẳng định rằng việc yêu cầu các ngân hàng tăng mạnh vốn sẽ có thể làm tăng chi phí cho người tiêu dùng và buộc các ngân hàng ngừng cung cấp một số loại dịch vụ.

CEO diễn đàn Financial Services Forum, ông Kevin Fromer, nhận xét: “Yêu cầu tăng thêm vốn không được đảm bảo sẽ chỉ là duy nhất. Việc yêu cầu bổ sung sẽ chỉ tạo ra thêm gánh nặng cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, gây tổn hại đến nền kinh tế ở một thời điểm không phù hợp”.

Cũng theo nhiều chuyên gia ngành ngân hàng, đề xuất này có thể ngăn các ngân hàng phát triển thêm loại hình dịch vụ mới dựa trên phí. Các quy định mới sẽ coi các hoạt động có thu phí như rủi ro hoạt động, hạng mục này trong đó có khả năng mất tiền từ quy trình, con người hoặc hệ thống nội bộ, bảo vệ từ những rủi ro bên ngoài hoặc tấn công tin tặc.

Phó chủ tịch tại Viện Chính sách Ngân hàng, bà Katie Collard, khẳng định khung chính sách mới nhất sẽ làm tăng điều kiện yêu cầu vốn bắt buộc đối với những doanh nghiệp tập trung vào hoạt động tạo phí.

Nhóm ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng bao gồm các ngân hàng ví như Morgan Stanley hoặc American Express vốn sở hữu mạng lưới thẻ tín dụng lớn mang lại nguồn phí cao.

Trong khi các ngân hàng lớn nhất Mỹ thoát khỏi đại dịch COVID-19 trong tình trạng tài chính khá ổn định, phó chủ tịch Fed – ông Michael Barr đã phát đi thông điệp ông tin yêu cầu về vốn sẽ cần phải cao hơn. Phát biểu trước các nhà hoạch định chính sách Mỹ vào tháng 5/2023, ông Barr nói: “Hệ thống ngân hàng có thể cần bổ sung thêm vốn bởi hiện chưa thể lường trước được cú sốc với hệ thống sẽ như thế nào, giống như những gì đã xảy ra trong ngành ngân hàng thời gian gần đây”.

Đề xuất các ngân hàng tăng vốn này không phải mới mà nó là một phần trong chương trình mà các nhà hoạch định chính sách đã đồng thuận trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2009. Việc cải tổ ngành ngân hàng sẽ bao gồm yêu cầu tăng vốn nhằm giúp họ chuẩn bị rõ ràng hơn cho việc vượt qua các cú sốc mà không dùng đến tiền thuế của dân.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên