Liên minh châu Âu nhấn mạnh kỷ luật tài khóa và chống lạm phát

Phó Chủ tịch EC nhấn mạnh trong thời gian tới, EU cần một chính sách tài khóa thận trọng, kiềm chế lạm phát nhưng đồng thời giúp đỡ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng trong bối cảnh khủng hoảng.

Hội nghị không chính thức Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã kết thúc ba ngày làm việc tại Praha (Cộng hòa Séc), từ ngày 8-10/9.

Tuyên bố sau hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis cho biết EU cần có chính sách tài khóa thận trọng và kiềm chế lạm phát.

Phát biểu họp báo, ông Dombrovskis nhấn mạnh trong thời gian tới, EU cần một chính sách tài khóa thận trọng, kiềm chế lạm phát nhưng đồng thời giúp đỡ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng trong bối cảnh khủng hoảng.

Quảng cáo

Theo cựu Thủ tướng Latvia Dombrovskis, tất cả các nền kinh tế châu Âu đều đang trải qua một giai đoạn đầy thách thức do lạm phát cao kỷ lục hoặc các vấn đề về nguồn cung năng lượng.

Do đó, ông cho rằng cần ưu tiên tính bền vững trong chính sách tài khóa, các nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương châu Âu ( ECB ) phải được tuân thủ và "lạm phát phải được chế ngự."

Về phần mình, Bộ trưởng Tài chính Séc, nước chủ nhà hội nghị, ông Zbynek Stanjura cũng nhấn mạnh không được bỏ qua vấn đề kỷ luật tài chính bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột tại Ukraine.

Theo ông, một trong những tiêu chí để một quốc gia thành viên EU tham gia Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) là có mức nợ công không được vượt quá 60% GDP. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ công trung bình trong Eu rozone hiện lên tới 95%.

Trong ba ngày họp tại Praha, Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương các nước thành viên EU đã thảo luận các vấn đề kỷ luật tài khóa, gồm giảm thâm hụt tài chính công và nợ quốc gia; khả năng hài hòa các quy tắc trong lĩnh vực thuế; viện trợ bổ sung cho Ukraine.

Theo Vietnamplus Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc