Lệnh trừng phạt mất tác dụng bởi 'lỗ hổng' không ngờ tới, một quốc gia châu Âu giúp Nga bội thu hàng tỷ USD từ dầu mỏ

Quốc gia này đã nhập hàng tỉ USD dầu tinh chế từ các nước sử dụng dầu thô của Nga.

Lệnh trừng phạt mất tác dụng bởi 'lỗ hổng' không ngờ tới, một quốc gia châu Âu giúp Nga bội thu hàng tỷ USD từ dầu mỏ

Theo The Guardian, dữ liệu chính phủ được trang tin môi trường Desmog phân tích cho thấy lượng dầu tinh chế mà Vương quốc Anh nhập khẩu từ Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tới 2,7 tỉ USD trong năm 2023, cùng giá trị kỷ lục như năm 2022, và tăng mạnh so với 540 triệu USD trong năm 2021.

Nga là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất cho Ấn Độ và Trung Quốc, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trong những nhà nhập khẩu dầu lớn nhất của Nga kể từ tháng 2/2022.

Để trừng phạt Nga, Anh chính thức cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu của Nga từ ngày 5/12/2022. Nhưng, lỗ hổng trong luật pháp đã cho phép dầu của Nga tiếp tục chảy vào Anh.

Chỉ cần dầu của Nga được tinh chế ở một quốc gia khác thì dầu đó không còn được coi là có nguồn gốc từ Nga nữa. Kết quả là dầu của Nga đang được bán cho các nước đồng minh để chế biến trước khi xuất khẩu sang Anh.

Dầu tinh chế xuất khẩu từ Ấn Độ sang Anh đã tăng lên đáng kể sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Năm 2021, Anh chỉ nhập khẩu gần 500 triệu USD dầu tinh chế từ Ấn Độ, song con số này đã tăng lên 2,2 tỷ USD vào năm 2022 và khoảng 1,8 tỷ USD trong năm 2023.

Nhập khẩu dầu tinh chế từ Trung Quốc đã tăng hơn 20 lần kể từ năm 2021 - tăng từ 37 triệu USD lên 490 triệu USD vào năm 2022 và 825 triệu USD trong năm 2023.

Trong khi đó, giá trị nhập khẩu dầu tinh chế từ Thổ Nhĩ Kỳ tăng từ 2,2 triệu USD vào năm 2021 lên 75 triệu USD vào năm 2023. Thổ Nhĩ Kỳ hiện là nước nhập dầu thô lớn thứ ba của Nga sau Trung Quốc và Ấn Độ.

dauu-4862.jpg
Châu Âu vẫn nhập khẩu lượng lớn sản phẩm tinh chế từ dầu Nga.
Quảng cáo

Lela Stanley, nhà điều tra cấp cao tại Global Witness, cho biết: "Hàng triệu thùng nhiên liệu tinh chế từ dầu của Nga tiếp tục đổ vào Anh. Chỉ riêng năm ngoái, hoạt động này đã mang lại giá trị hơn 125 triệu USD cho Điện Kremlin. Nếu lỗ hổng này không bị bịt lại, Anh sẽ tiếp tục giúp Nga bội thu."

Global Witness ước tính, trong cả năm 2023, khoảng 5,2 triệu thùng sản phẩm dầu mỏ tinh chế sản xuất từ dầu thô của Nga đã được nhập khẩu vào Anh, trong đó nhiên liệu máy bay chiếm phần lớn, lên đến 4,6 triệu thùng. Giới phân tích ước tính nhiên liệu liên quan đến Nga đã được sử dụng cho 1/20 chuyến bay ở Anh.

Hồ sơ của Chính phủ Anh cho thấy nhập khẩu dầu trực tiếp từ Nga đã giảm từ 1,8 tỷ USD trong quý 1/2022 xuống 0 vào năm sau đó.

Điều này khiến Anh phải tăng nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ các nước khác. Anh đã chi 24 tỷ USD để nhập khẩu dầu và khí đốt từ Algeria, Bahrain, Kuwait, Libya, Qatar, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) trong năm tài khóa tính đến tháng 3/2023 - tăng 60% so với năm trước.

Ngoài việc mua nhiên liệu hóa thạch từ các nước dầu mỏ, Anh và EU còn mua dầu đã tinh chế của Nga thông qua Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Global Witness phát hiện ra rằng EU đã nhập khẩu 130 triệu thùng từ các nhà máy lọc dầu chế biến dầu thô của Nga vào năm 2023. Nhóm ước tính rằng những giao dịch này có thể sẽ đóng góp 1,3 tỷ USD cho Điện Kremlin.

Nga hiện là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của Trung Quốc, với khối lượng thương mại đã tăng 24% vào năm 2023 so với năm trước.

Việc mua dầu của Trung Quốc và Ấn Độ đã giúp ổn định nền kinh tế Nga, nền kinh tế này chỉ giảm 2,1% vào năm 2022 - thấp hơn đáng kể so với mức 12% đã được dự báo.

Nga là nhà cung cấp dầu hàng đầu của Ấn Độ, đóng góp 40% lượng dầu nhập khẩu. Nước này đã nhập khẩu trung bình 1,76 triệu thùng dầu mỗi ngày của Nga từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2023, nhiều hơn gấp đôi so với năm trước.

Tham khảo: The Guardian

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thị trường chứng khoán toàn cầu khởi sắc

Ngày 23/4, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent nói với các phóng viên rằng Mỹ "chưa" đàm phán với Trung Quốc về thuế quan, đồng thời gọi các mức thuế cao của cả hai nước hiện nay là “không bền vững”.

Ông Trump chỉ trích Fed, thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc Chứng khoán châu Á diễn biến ngược chiều trước rủi ro chính sách tại Mỹ

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump

Các quan chức của Fed đã báo hiệu ý định giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25-4,50% trong khi chờ đợi thêm sự rõ ràng về mức độ, thời điểm và tác động kinh tế của thuế quan.

Trái phiếu chính phủ bị bán tháo, đồng USD thấp nhất trong 1 thập kỷ: Rủi ro Mỹ tăng lãi suất sắp xảy ra? Chứng khoán trồi sụt dù ECB hạ lãi suất

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh mẽ

Chứng khoán Phố Wall đã bật tăng trở lại trong phiên ngày 22/4, khi các bình luận lạc quan từ quan chức Mỹ về tiến trình đàm phán thương mại với Trung Quốc đã xoa dịu tâm lý thị trường.

Khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 200 tỷ đồng phiên đầu tuần, ngược chiều "xả" mạnh một mã chứng khoán Ông Trump chỉ trích Fed, thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc

Chứng khoán châu Á diễn biến ngược chiều trước rủi ro chính sách tại Mỹ

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 22/4, khi những bất đồng giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gây xáo trộn trên các sàn giao dịch toàn cầu.

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm sau cảnh báo từ Nvidia Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Ủy ban châu Âu khởi động điều tra Coca-Cola và Procter & Gamble

Ủy ban châu Âu (EC) vừa chính thức khởi động điều tra Coca-Cola và Procter & Gamble nhằm làm rõ cáo buộc rằng hai “ông lớn” này đã có hành vi cản trở thương mại xuyên biên giới trong EU.

Đối tác cung cấp bao bì cho Unilever, Coca-Cola, Pepsi, Vinamilk sắp rời sàn chứng khoán sau khi về tay đại gia Thái Lan Phân tích nguyên nhân giá socola trên toàn cầu chuẩn bị lập kỷ lục mới

Trung Quốc sẽ đáp trả các nước "nhượng bộ" Mỹ về thuế quan

Trung Quốc tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả với các nước “nhượng bộ” Mỹ về thuế quan, gây bất lợi cho nước này, trong bối cảnh nhiều nước đang gấp rút tìm kiếm các điều khoản có lợi từ Nhà Trắng.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ EU dọa áp thuế trả đũa hàng trăm sản phẩm Mỹ nếu đàm phán thất bại