Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh ảnh hưởng thế nào tới các nhà băng?

VIS Rating nhận định nếu lãi suất liên ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới, rủi ro thanh khoản đối với các ngân hàng nhỏ và vừa sẽ gia tăng.

Trong báo cáo cập nhật ngành ngân hàng 9 tháng 2024, CTCP Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (Vietnam Investors Service - VIS Rating) nhận định rằng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng nhỏ và vừa đang gia tăng, do nhóm này sử dụng nhiều nguồn vốn thị trường ngắn hạn, nhất là trong bối cảnh tăng trưởng tiền gửi chậm và lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh gần đây.

Theo thống kê từ VIS Rating, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của toàn ngành duy trì ổn định ở mức 19% tổng dư nợ cho vay khách hàng vào cuối tháng 9. Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) toàn ngành vẫn ở mức cao, đạt 106%.

Đặc biệt, các ngân hàng nhỏ và vừa, ví dụ như BVBank, ABBank, LPBank, Nam A Bank, MSB đã tăng chi phí huy động vốn cao hơn để duy trì tiền gửi và tăng cường vay liên ngân hàng ngắn hạn.

vis-rating-1-20241121152240754-1732200974782-1732200975014688180093.png

Lãi suất liên ngân hàng tăng cao trong những tháng gần đây trước áp lực tỷ giá.

Từ giữa tháng 10, lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã tăng thêm khoảng 3,5 điểm %, lên mức trung bình khoảng 6% sau những áp lực tỷ giá và thanh khoản thị trường thắt chặt hơn. Cập nhật đến ngày 19/11, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm ở mức 5,31%năm, lãi suất một tuần là 5,34%/năm và một tháng là 5,11%/năm. Vào đầu tháng 11, lãi suất liên ngân hàng qua đêm có lúc đã vượt mốc 6%/năm.

Do đó, VIS Rating nhận định nếu lãi suất liên ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới, rủi ro thanh khoản đối với các ngân hàng nhỏ và vừa sẽ gia tăng.

vis-ratings-2-20241121152322173-1732200975611-1732200975727193779372.png

VIS Rating cảnh báo rủi ro thanh khoản đối với các ngân hàng nhỏ và vừa gia tăng do dùng nhiều nguồn vốn thị trường ngắn hạn và sự gia tăng gần đây của lãi suất liên ngân hàng.

Như chúng tôi đã thông tin trước đó, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng đã bật tăng mạnh từ giữa tháng 10, và đạt mức cao nhất 19 tháng vào đầu tháng 11.

Quảng cáo

Đi cùng diễn biến tăng của lãi suất liên ngân hàng, thanh khoản hệ thống cũng phát tín hiệu thắt chặt hơn khi nhiều ngân hàng tìm đến kênh cho vay cầm cố giấy tờ có giá (OMO) của NHNN trong những tuần gần đây.

Theo đó, liên tiếp kể từ phiên 4/11 – 19/11, đều có hàng chục tổ chức tín dụng tham gia các phiên đấu thầu giấy tờ có giá của NHNN với khối lượng trúng thầu duy trì ở mức 10.000 – 20.000 tỷ đồng/phiên. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng không còn mặn mà với kênh hút tiền qua tín phiếu của NHNN với khối lượng trúng thầu mỗi phiên chỉ vài trăm tỷ đồng, dù lãi suất đã tăng lên 4%/năm.

Song hành với những tín hiệu thanh khoản thắt chặt trên thị trường 2, nhiều ngân hàng cũng đã tăng lãi suất huy động tiền gửi trên thị trường dân cư. Theo đó, sau khoảng 2 tháng chững lại, một loạt nhà băng, bao gồm cả ngân hàng lớn như Agribank, Techcombank và MB, đã tăng thông lãi suất tiết kiệm trong những ngày gần đây.

Tính từ đầu tháng 11, đã có 13 ngân hàng tăng lãi suất huy động gồm: BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, IVB, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank. Trong đó, một số ngân hàng đã hai lần tăng lãi suất kể từ đầu tháng.

Những diễn biến mới trên thị trường tiền tệ xuất hiện trong giai đoạn cao điểm tăng trưởng tín dụng dịp cuối năm và NHNN đang triển khai biện pháp kép để 'ghìm cương' tỷ giá.

Theo số liệu từ NHNN, tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 31/10 đã tăng 10,08% so với cuối năm 2023. Cùng kỳ năm trước, tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức 7,4%.

Trong khi đó, việc tỷ giá USD tại các ngân hàng liên tục niêm yết sát, thậm chí kịch trần suốt gần 1 tháng qua và đã tăng 4,3% kể từ đầu năm khiến NHNN phải áp dụng đồng thời cả hai công cụ là phát hành tín phiếu và bán ngoại tệ để ổn định thị trường ngoại tệ. Hoạt động điều hành của NHNN được đánh giá sẽ giúp kiềm chế đà tăng nóng của tỷ giá, nhưng sẽ phần nào ảnh hưởng tới thanh khoản VND của hệ thống ngân hàng.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán MB (MBS) cho biết lãi suất liên ngân hàng tăng cao đã phát tín hiệu về thiếu hụt thanh khoản. Theo MBS, việc NHNN phát hành tín phiếu và Kho bạc Nhà nước (KBNN) rút hơn 4,5 tỷ USD từ ba ngân hàng lớn trong quý III/2024 là yếu tố khiến áp lực thanh khoản tăng cao.

“Mặc dù NHNN có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ như bơm tiền qua kênh OMO, lãi suất qua đêm vẫn ở mức trên 5%, cho thấy áp lực đáng kể trong hệ thống”, MBS nhận định.

MBS cho rằng diễn biến này là một yếu tố góp phần thúc đẩy các ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút vốn mới, qua đó giúp đảm bảo thanh khoản. Các chuyên viên phân tích của MB dự báo lãi suất đầu vào sẽ tăng nhẹ thêm 0,2 điểm % vào cuối năm nay.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Chủ tịch VPBank: GPBank sẽ thoát lỗ, đạt lợi nhuận khoảng 500 tỷ đồng trong năm nay

Chiều ngày 28/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã VPB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh 2025, phương án phân phối lợi nhuận, thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ,...

Lãnh đạo VPBank chi hơn 500 tỷ đồng mua cổ phiếu VPB VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 26%, tổng tài sản vượt 1,1 triệu tỷ đồng VPBankS báo lãi quý I gần gấp đôi cùng kỳ, dư nợ margin kỷ lục hơn 12.760 tỷ đồng

Xu hướng thị trường giai đoạn trước và sau nghỉ lễ

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có 3 phiên hồi phục sau khi ghi nhận thêm biến động mạnh. Dù vậy, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đang tới gần, các chuyên gia đưa ra những dự báo về xu hướng thị trường.

Thị trường có 3/5 phiên hồi phục Ông Nguyễn Đức Tài khẳng định không rút lui đột ngột khỏi HĐQT, MWG vẫn tăng trưởng dù thị trường đi ngang

Đẩy mạnh số hóa và bán lẻ, lợi nhuận quý I/2025 của BVBank tăng 16%

BVBank khép lại quý I/2025 với nhiều chỉ tiêu tích cực, tiếp tục đồng hành cùng nền kinh tế qua hoạt động bán lẻ và đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số.

BVBank triển khai QR tại Lào - gia tăng tiện ích thanh toán không tiền mặt đến khách hàng Tất bật kinh doanh cuối năm, tiểu thương an tâm với giải pháp tài chính từ BVBank

ĐHĐCĐ LPBank: Chưa có kế hoạch bán vốn cho cổ đông ngoại

Sáng nay (27/4), Ngân hàng TMCP Lộc Phát – LPBank (mã LPB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 nhằm thảo luận nhiều nội dung quan trọng, bao gồm kế hoạch kinh doanh năm 2025, phương án phân phối lợi nhuận năm 2024 và đề án thành lập công ty con chuyên về quản lý tài sản.

ĐHĐCĐ VietABank: Đặt mục tiêu lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng, tăng vốn điều lệ lên 11.582 tỷ đồng

Sáng ngày 26/4, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank – Mã CK: VAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, nhằm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2025, cùng một số nội dung quan trọng khác.

8 cổ đông nắm hơn 29% vốn VietABank VietABank tăng mạnh vốn điều lệ, chuẩn bị kế hoạch lên sàn VietABank báo lợi nhuận quý I đạt 353 tỷ đồng, tăng trưởng 42,5%