Lãi suất cao khiến người mua chùn tay, thị trường bất động sản Mỹ hạ nhiệt

Một phân tích cho thấy, việc lãi suất thế chấp tăng từ 6,4% lên 7,4% sẽ gây ra suy giảm sức mua tương đương như giá nhà tăng thêm đến 10%...

Ảnh minh họa: Zillow
Ảnh minh họa: Zillow

Lãi suất thế chấp tăng cao đang làm hạ nhiệt thị trường bất động sản Mỹ, nó làm giảm đi nhu cầu của người mua trong bối cảnh mùa bán nhà sôi động nhất của năm chuẩn bị bắt đầu, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Các chuyên gia kinh tế, công ty xây dựng và doanh nghiệp bất động sản công bố có những bằng chứng cho thấy thị trường khó khăn vào đầu năm 2023, khi mà lãi suất thế chấp giảm từ 7% xuống còn 6,09% vào đầu tháng 2/2023. Việc lãi suất thế chấp giảm như vậy đủ để thu hút một số người mua trước đây đã thay đổi ý định do chi phí lãi vay tăng cao.

Những doanh nghiệp xây dựng và bên bán nhà thu hút người mua bằng nhiều chính sách ví như tạm thời giảm tỷ lệ tiền trả trước. Giá nhà tại nhiều nơi đã giảm từ mức đỉnh vào mùa xuân.

Tuy nhiên thông tin kinh tế tốt hơn kỳ vọng trong những tuần gần đây đã khiến cho nhiều người củng cố dự báo rằng Fed sẽ vẫn giữ tốc độ nâng lãi suất ngắn hạn trong nỗ lực hạ nhiệt lạm phát, yếu tố này có thể đẩy lãi suất cho vay ở ngưỡng cao hơn trong thời gian dài hơn.

Lãi suất thế chấp cao hơn đã tăng liên tục 4 tuần lên ngưỡng 6,65% tính đến ngày 2/3/2022, ngưỡng cao nhất tính từ đầu tháng 11/2022, theo Freddie Mac. Số lượng hồ sơ nộp đơn xin thế chấp, trong khi đó hạ trong tuần kết thúc ngày 24/2/2022 xuống ngưỡng thấp nhất trong 28 năm, theo Hiệp hội Ngân hàng Thế chấp.

Chi phí lãi vay tăng cao thêm một lần nữa đang gây tổn hại và làm suy giảm khả năng mua nhà của người dân Mỹ. Việc lãi suất thế chấp tăng từ 6,4% lên 7,4% sẽ gây ra suy giảm sức mua tương đương như việc giá nhà tăng thêm đến 10%, theo phân tích của First American Financial Corp.

Quảng cáo

Giám đốc điều hành tổ chức môi giới Redfin Corp, ông Glenn Kelman, nhận xét: “Người mua đang tạm thời chùn bước. Tôi chưa bao giờ chứng kiến người mua nhà nhạy cảm với lãi suất đến như vậy trong 17 năm điều hành doanh nghiệp”.

Mùa xuân thường là mùa quan trọng nhất của thị trường nhà đất Mỹ, ước tính khoảng 40% nhà được bán thường trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm, theo Hiệp hội Nhà đất Mỹ. Những tháng này thường chứng kiến hoạt động mua nhà sôi động bởi nhiều hộ gia đình có trẻ con mua và chuyển vào nhà mới trước thềm năm học bắt đầu.

Nếu lãi suất thế chấp giảm xuống 6% thêm một lần nữa, nó có thể đủ để thu hút một số người mua trở lại thị trường bất động sản, đặc biệt nếu kinh tế không rơi vào suy thoái.

Sự chững lại của doanh số bán nhà trong mùa xuân năm nay có thể ảnh hưởng đến nhiều ngành khác liên quan đến ngành bất động sản. Cụ thể, nó sẽ gây ra suy giảm doanh số bán nhiều loại mặt hàng ví như nội thất hay các loại thiết bị. Đồng thời doanh thu của các công ty môi giới bất động sản, ngân hàng cho vay thế chấp và nhiều ngành liên quan đi xuống.

“Thị trường bất động sản đã hy vọng sai lầm vào khả năng lãi suất sẽ giảm về ngưỡng 6%. Chúng tôi có một chút ngạc nhiên rằng từng có lúc thị trường hồi phục, nhưng rồi mọi chuyện lại trở lại như cũ”, chuyên gia kinh tế trưởng tại Fannie Mae - ông Doug Duncan nói.

Cuối năm 2022, hoạt động kinh doanh nhà tại Mỹ gần như không tăng trưởng khi mà lãi suất thế chấp lên cao nhất trong 2 thập kỷ vào tháng 10 và tháng 11/2022.

Người mua cảm thấy lo lắng khi mua vào ở lúc thị trường lập đỉnh. Nhiều chủ sở hữu nhà ở “mắc kẹt” với lãi suất thế chấp thấp trong năm 2020 và 2021 đồng thời cũng không muốn bán nhà. Số lượng nhà đang sử dụng được bán ra giảm 36,9% trong khoảng thời gian từ tháng 1/2022 cho đến tháng 1/2023.

Việc thiếu nguồn cung nhà mới bán cũng là một lý do khiến cho thị trường bất động sản đi xuống, nhiều người mua nhà tiềm năng hiện vẫn đang chần chừ. Tổng dự trữ nhà bán tăng so với một năm trước bởi nhà được rao bán lâu hơn, tuy nhiên số lượng nhà mới trong tuần kết thúc ngày 26/2/2022 giảm 20,3% so với cùng kỳ năm trước, theo Redfin.

Nguồn cung nhà thấp hơn so với bình thường tiếp tục tạo ra cuộc chiến giá cả giành những ngôi nhà đẹp. Tuy nhiên người mua không nhiệt tình muốn trả chênh lệch giá quá cao so với giá niêm yết hoặc chịu nhượng bộ như khoảng thời gian thị trường từng có những xáo trộn trong năm 2021 và 2022.

Theo Lao động và Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc