Kinh tế Trung Quốc năm 2023 sẽ khác trước dịch COVID-19 như thế nào?

Kinh tế Trung Quốc của năm 2023 chắc chắn sẽ không giống như kinh tế Trung Quốc của năm 2019.

Tại Trung Quốc, bất động sản đã suy giảm mạnh dưới chính sách thắt chặt kiểm soát của Bắc Kinh. Xuất khẩu suy giảm sau khoảng thời gian tăng trưởng mạnh. Trong năm nay, doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu JD.com đã thay thế Huawei để trở thành doanh nghiệp lớn nhất Trung Quốc tính theo doanh thu khi mà Huawei chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp hạn chế của Mỹ.

Trong tháng trước, chính quyền Bắc Kinh đã bất ngờ ngừng áp dụng chính sách phong tỏa và xét nghiệm COVID-19 bắt buộc vốn đã gây sức ép lên tăng trưởng kinh tế trong suốt 18 tháng qua. Các chuyên gia phân tích cảnh báo về khả năng con đường mở cửa toàn diện nền kinh tế sẽ rất gập ghềnh, tuy nhiên giờ đây họ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ hồi phục sớm hơn so với kỳ vọng.

Những yếu tố trên cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong thời gian tới chắc chắn khác hơn nhiều so với 3 năm trước đây, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế.

Mô hình tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đang dịch chuyển từ việc phụ thuộc nhiều vào bất động sản và hạ tầng sang trụ cột dựa vào kinh tế số và kinh tế xanh, theo các chuyên gia phân tích tại ngân hàng đầu tư hàng đầu Trung Quốc CICC công bố trong báo cáo triển vọng năm 2023.

Các hạng mục của kinh tế xanh bao gồm thiết bị giao tiếp, truyền tải thông tin và phần mềm. Kinh tế xanh muốn nói đến những ngành cần đầu tư để có thể giảm phát thải các bon, năng lượng điện, thép và các chất hóa học cũng như nhiều loại sản phẩm khác.

Quảng cáo

Trong vòng 5 năm tới, tổng đầu tư vào kinh tế số tại Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng hơn 7 lần lên mức 77,9 nghìn tỷ nhân dân tệ tương đương 11,13 tỷ USD, theo tính toán của CICC.

Mức đầu tư này cao hơn tổng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, hạ tầng truyền thống hoặc kinh tế xanh, chính vì vậy kinh tế số trở thành lĩnh vực lớn nhất trong 4 lĩnh vực, báo cáo nhấn mạnh.

Năm 2021 và 2022, bất động sản từng là lĩnh vực đón nhận nhiều đầu tư nhất. Tuy nhiên các chuyên gia phân tích của CICC nói rằng trong năm nay, đầu tư vào bất động sản gairm 22% so với năm ngoái, cùng lúc đó đầu tư vào kinh tế xanh và kinh tế số tăng lần lượt 24 và 14%.

Chính quyền Bắc Kinh đã siết chặt kiểm soát với những doanh nghiệp bất động sản nợ nần nhiều trong năm 2020, nó dẫn đến tình trạng vỡ nợ và doanh số bán nhà, đầu tư bất động sản sụt giảm. Giới chức Trung Quốc trong năm nay đã nới lỏng nhiều biện pháp hạn chế tài chính.

Trong khi phần lớn thế giới chật vật trong việc kiềm chế COVID-19 trong năm 2020 và 2021, việc Trung Quốc nới kiểm soát COVID-19 đã giúp các nhà máy địa phương đáp ứng nhu cầu toàn cầu đối với các sản phẩm y tế và điện tử.

Giờ đây, nhu cầu đang sụt giảm. Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 10/2022 giảm so với cùng kỳ năm trước, đây là tháng sụt giảm đầu tiên của xuất khẩu Trung Quốc tính từ tháng 5/2020, theo Wind Information.

Trong năm tới, việc xuất khẩu ròng giảm đi có thể khiến cho tăng trưởng kinh tế giảm 0,5 điểm phần trăm, theo nhận định của chuyên gia kinh tế trưởng tại Goldman Sachs – ông Hui Shan và nhóm nghiên cứu công bố vào ngày 16/12/2022. Xuất khẩu ròng đã hỗ trợ cho tăng trưởng GDP Trung Quốc trong vài năm qua, đồng thời đóng góp khoảng 1,7 điểm phần trăm tăng trưởng GDP năm 2021.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng