Kinh tế Trung Quốc đang phục hồi chóng mặt trên diện rộng như thế nào?

Quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc hiện đang diễn ra nhanh và sớm hơn so với kỳ vọng bởi trước đó virus đã lây lan rất nhanh và đỉnh dịch diễn ra sớm hơn so với tính toán.

Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, kéo dài từ ngày 21/1/2023 đến ngày 27/1/2023, du khách đổ xô đến lăng Taihao tỉnh Hà Nam – Trung Quốc. Những người đến thăm khu vực này đều rất phấn khích bởi đây là lần đầu tiên sau nhiều năm họ được đi du lịch một cách thoải mái, không chịu bất kỳ hạn chế nào.

Còn tại nhiều rạp chiếu phim ở các tỉnh thành của Trung Quốc, người dân đang ùn ùn kéo đến rạp trở lại, doanh thu phòng vé liên tục ở những ngưỡng cao.

Bầu không khí vui vẻ ở khắp nơi như vậy có thể coi như bằng chứng cho thấy sự lạc quan của người tiêu dùng đang trở lại tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Bản quản lý lăng Taihao cho biết họ đón tiếp ước tính khoảng 300.000 khách trong giai đoạn cao điểm vừa qua, con số cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, kể cả tính từ năm 2019 trước đại dịch COVID-19.

Quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc hiện đang diễn ra nhanh và sớm hơn so với kỳ vọng bởi trước đó virus đã lây lan rất nhanh và đỉnh dịch diễn ra sớm hơn so với tính toán. Từ khi Trung Quốc vội vàng bỏ đi chính sách không COVID-19, tình trạng lây nhiễm diễn ra rất nhanh chóng. Các chuyên gia về dịch tễ học của Trung Quốc tính toán rằng có đến 80% dân số Trung Quốc đã nhiễm COVID-19.

Còn theo các số liệu chính thức, tỷ lệ nhập viện vì COVID-19 tại Trung Quốc lập đỉnh vào ngày 5/1/2023. Làn sóng lây nhiễm thứ hai từng được dự báo sau dịp đi lại cao điểm của Trung Quốc trong Tết Nguyên đán vừa qua. Tuy nhiên, mọi chuyện cuối cùng không giống như kỳ vọng, làn sóng lây nhiễm thứ hai dường như đã trùng với làn sóng lây nhiễm thứ nhất.

Dù rằng con số tử vong trong tất cả các đợt lây nhiễm hiện còn chưa được công bố, hậu quả kinh tế đã trở nên rõ ràng. Khi mà quá nhiều người nhiễm COVID-19 và rồi hồi phục, ngành dịch vụ của Trung Quốc đã trở lại như bình thường. Chỉ số hoạt động bên ngoài ngành sản xuất, dựa trên kết quả khảo sát sức mua hàng tháng, tăng từ 41,6 điểm của tháng 12/2022 lên 54,4 điểm của tháng 1/2023, đây cũng là mức tăng cao thứ 2 trong lịch sử.

Chuyên gia Xiaoqing Pi và Helen Qiao thuộc Bank of America cũng đã quan sát trong lĩnh vực dịch vụ và cho thấy đã có những sự khởi sắc đáng kể trong các ngành bán lẻ, lưu trú cũng như dịch vụ ăn uống so với khoảng thời gian sụt giảm thê thảm vì đại dịch COVID-19.

Quảng cáo

Trên nền tảng thương mại điện tử Meituan, một số nhà hàng hiện đang có danh sách chờ lên đến 1.000 bàn. Những người từng xếp hàng dài chờ xét nghiệm PCR giờ đây đang chờ đợi để vào thăm đền.

Tại thành phố Hàng Châu thủ phủ tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc, người ta nhìn thấy hàng dài người xếp hàng để thắp nhang cầu khấn. Ngoài ra, nhiều người khác cũng đang tham gia những hoạt động leo núi hoặc đi cáp treo tại các điểm du lịch lớn ở tỉnh Hà Nam.

Sự phấn khích của người dân liệu có thể được duy trì? Theo nhiều chuyên gia kinh tế có quan điểm lạc quan, các hộ gia đình hiện giờ đang có thanh khoản dồi dào. Tổng tiền gửi tại ngân hàng của họ giờ vượt mức 120 nghìn tỷ nhân dân tệ tức khoảng 18 nghìn tỷ USD, tức tương đương hơn 100% GDP Trung Quốc năm 2022, và cao hơn 13 nghìn tỷ nhân dân tệ so với ngưỡng của trường đại dịch COVID-19, theo tính toán của Citigroup. Tiền gửi dồi dào sẽ có thể giúp mang đến làn sóng chi tiêu “trả thù”.

Tuy nhiên, lượng tiền dự trữ này cũng có thể được người dân sử dụng cho các mục đích khác. Phần lớn bao gồm lượng tiền mà các hộ gia đình trong tâm lý lo lắng giữ trong ngân hàng chứ không mua bất động sản hay rót vào quỹ tương hỗ.

Ngoài ra, họ cũng sẽ không phung phí nó vào hàng hóa hay dịch vụ. Hoặc theo Citigroup, cũng có thể họ sẽ mua trái phiếu hoặc cổ phiếu có độ an toàn thấp hơn nhưng nhiều khả năng sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn so với tiền gửi ngân hàng. Như vậy, giá tài sản có thể cao hơn và thị trường nhà đất như vậy có cú huých quan trọng.

Cách chính xác hơn để đánh giá về đợt bùng nổ chi tiêu sắp tới là nhìn vào khoảng cách giữa thu nhập hộ gia đình và chi tiêu tiêu dùng. Trong 3 năm trước đại dịch, các hộ gia đình Trung Quốc tiết kiệm khoảng 30% thu nhập khả dụng của họ. Trong đại dịch, họ tiết kiệm 33%.

Hệ quả của hành động này là khoản tiền tiết kiệm dôi thừa 4,9 nghìn tỉ NDT. Nếu người tiêu dùng sử dụng số tiền đó để chi tiêu trong năm nay, nó sẽ làm tăng lượng tiêu thụ của họ thêm 14% (chưa điều chỉnh theo lạm phát).

Quy mô của đợt bùng nổ mua sắm này còn tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế. Giá bất động sản đã giảm và thị trường việc làm suy yếu, tỷ lệ thất nghiệp vẫn trên 16%. Nhưng thị trường lao động của Trung Quốc đã trở lại nhanh chóng sau nhiều bước lùi do COVID-19, và những người trẻ tuổi thất nghiệp chỉ chiếm có 1% lực lượng lao động ở đô thị.

Nếu may mắn, việc người dân tăng chi tiêu sẽ giúp thúc đẩy lương và hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp, và từ đó lại tạo động lực ngược cho chi tiêu. Điều này có nghĩa rằng, sức tiêu thụ sẽ góp phần lớn trong động cơ tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay: khoảng 80%, theo Citigroup, nếu như tính cả chi tiêu công.

Theo Lao động và Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc chi tiêu cho các dự án hạ tầng toàn cầu cao gấp 9 lần Mỹ

Giai đoạn 2013-2021, Trung Quốc đã cho vay 679 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng toàn cầu như cao tốc, nhà máy điện và viễn thông, trong khi đó, Mỹ chỉ cung cấp 76 tỷ USD cho các dự án tương tự.

Các công ty tiêu dùng lớn của Mỹ lo ngại về sự suy yếu tại thị trường Trung Quốc Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 7/2024 tăng nhanh hơn dự kiến

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?