Kinh tế thế giới lỡ nhịp trong vòng xoáy xung đột Trung Đông

Nếu các nỗ lực ngoại giao thất bại, triển vọng kinh tế của các nước khu vực Trung Đông sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, sẽ bị gián đoạn, gây thêm rủi ro cho đà phục hồi còn mong manh của kinh tế thế giới.

"Chảo lửa Trung Đông" ngày càng tăng nhiệt do căng thẳng leo thang giữa Israel. (Ảnh: THX/TTXVN)

"Chảo lửa Trung Đông" ngày càng tăng nhiệt do căng thẳng leo thang giữa Israel, Iran và Liban có nguy cơ thổi bùng một cuộc chiến diện rộng.

Nếu các nỗ lực ngoại giao thất bại, triển vọng kinh tế của các nước trong khu vực sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, dòng chảy thương mại của hàng hóa, nhất là dầu mỏ, sẽ bị gián đoạn, gây thêm rủi ro cho đà phục hồi còn mong manh của kinh tế thế giới.

Kinh tế khu vực trượt dốc

Theo báo The National News của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), xung đột lan rộng tại Trung Đông, có thể làm kinh tế Liban - vốn đã chao đảo trong nhiều năm do bế tắc chính trị - sụp đổ. Tăng trưởng kinh tế sẽ giảm từ 10-15% trong năm nay, doanh thu của ngành du lịch giảm hơn 50%.

Bộ trưởng Kinh tế Amin Salam cho biết nền kinh tế Liban đang trong "tình thế hết sức nguy hiểm", giữa lúc chính phủ đang chuẩn bị cho kịch bản chiến sự, với tổn thất có thể lên tới hàng tỷ USD.

Hãng đánh giá tín nhiệm S&P cho rằng trong kịch bản xung đột leo thang, các mục tiêu đầu tiên ở Liban có thể bao gồm các tài sản quân sự của lực lượng Hezbollah trong hoặc gần các cơ sở hạ tầng quan trọng như Sân bay quốc tế Beirut-Rafic Hariri, cảng biển Beirut, các thành phố Sidon và Tyre cũng như tất cả các cảng nhỏ hơn ở miền Nam Liban.

Theo truyền thông địa phương, Liban đang phải vật lộn với những gì mà Ngân hàng Thế giới đánh giá là một trong những cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tồi tệ nhất kể từ giữa thế kỷ 19.

Ngành ngân hàng Liban đang phải đối mặt với khoản lỗ hơn 70 tỷ USD và đồng nội tệ mất hơn 90% giá trị so với đồng USD kể từ năm 2019, thời điểm quốc gia Trung Đông này rơi vào cảnh vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử.Xung đột cũng sẽ kéo lùi đà tăng trưởng của nền kinh tế Iran vốn đang chịu sức ép lớn từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây.

Ông Gary Dugan, Giám đốc điều hành của The Global CIO Office có trụ sở tại UAE, cho rằng Iran lo ngại rằng hành động trả đũa Israel có thể khiến triển vọng nới lỏng một số biện pháp trừng phạt trở nên mong manh hơn.

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế của Iran dự kiến sẽ chậm lại ở mức 3,3% trong năm nay và 3,1% vào năm 2025.Tăng trưởng kinh tế của Israel đã chậm lại kể từ khi nước này phát động cuộc tấn công vào dải Gaza sau cuộc tập kích bất ngờ hôm 7/10/2023 của lực lượng Hamas vào miền Nam Israel. Một cuộc xung đột đa mặt trận toàn diện sẽ càng gây thêm căng thẳng cho ngân sách nước này.

Nhà kinh tế học Elliot Garside tại hãng tư vấn và phân tích kinh tế Oxford Economics, cho biết: "Các khoản vay trong nước để tài trợ cho thâm hụt ngân sách đã gia tăng, do đó bất kỳ sự leo thang nào cũng sẽ khiến Israel phải phát hành thêm nợ. Hậu quả là xếp hạng tín nhiệm của Israel sẽ lại bị hạ khiến việc tài trợ cho các khoản thâm hụt trong tương lai sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn."

Quảng cáo
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Israel ở Jerusalem. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngân hàng trung ương Israel nhận định tác động trực tiếp của xung đột đối với nền kinh tế nước này sẽ tiếp diễn cho đến đầu năm 2025. Theo ước tính trước đó của Ngân hàng, chi phí của cuộc xung đột trong giai đoạn 2023-2025 là khoảng 255 tỷ shekel (66,54 tỷ USD), tương đương 13% GDP năm 2024, với chi tiêu quốc phòng và dân sự tăng cao, trong khi nguồn thu từ thuế sụt giảm.

Xung đột cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Palestine. Liên hợp quốc ước tính kinh tế Palestine đã giảm 29% kể từ khi xung đột nổ ra. Tỷ lệ nghèo đói ở dải Gaza là hơn 50% và tiếp tục tăng. Chi phí tái thiết sau xung đột có thể lên tới 30-40 tỷ USD.Không những thế, xung đột một khi lan sang Liban và Iran sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư vào khu vực và sẽ tác động đến các lĩnh vực từ du lịch, hàng không, vận chuyển đến bán lẻ và bất động sản.

Du lịch và nông nghiệp đã bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi các cuộc giao tranh ở khu vực biên giới Liban. Một số quốc gia đã khuyến cáo công dân của họ không nên đi du lịch đến Liban, Israel và Jordan và Ai Cập.

Hiệu ứng trên diện rộng

Theo các nhà phân tích, mối đe dọa kinh tế lớn nhất có thể xuất hiện từ sự tham gia trực tiếp của Iran vào cuộc xung đột. Hậu quả sẽ là sự gia tăng đột biến của giá dầu, khiến thị trường biến động mạnh và tác động đến sự ổn định kinh tế toàn cầu.Trung Đông vẫn là trung tâm sản xuất dầu mỏ của thế giới và những bất ổn do xung đột có thể dẫn tới hiệu ứng lan rộng ảnh hưởng đến giá năng lượng, vốn dễ biến động do căng thẳng địa chính trị đang diễn ra.

Tình trạng sụt giảm nguồn cung, bất kể vì lý do gì, có thể làm chậm đà tăng trưởng cũng như làm gia tăng lạm phát toàn cầu.Hơn nữa, các quốc gia có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với khu vực hoặc phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng ổn định, chẳng hạn như các quốc gia ở châu Âu và châu Á, có thể cần đánh giá lại những chính sách và chiến lược năng lượng của mình để có thể mua hàng trong dài hạn.

Các công ty có thể tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình và đầu tư vào các nguồn năng lượng thay thế để giảm thiểu rủi ro liên quan đến sự bất ổn tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng dầu mỏ.

Ngoài ra, những biện pháp trả đũa có thể dẫn đến các lệnh trừng phạt kinh tế của nhiều nước đối với Israel. Các lệnh trừng phạt có thể leo thang thành các cuộc đối đầu thương mại rộng lớn hơn, gây ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác ngoài năng lượng.

Trong khi đó, các tuyến vận tải hàng hải quốc tế, đang chật vật chống đỡ trước những cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Biển Đỏ, có thể phải đối mặt nhiều mối đe dọa hơn. Lực lượng Houthi đã liên tiếp tấn công vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ, tuyến vận tải huyết mạch nối châu Á với châu Âu, để trả đũa Israel và tuyên bố sẽ tiếp tục hành động.

ttxvn-trung-dong-1708-2-9978.jpg.webp
Con tàu bị lực lượng Houthi tấn công ngoài khơi Aden, Yemen. (Ảnh: IRNA/TTXVN)

Chuyên gia Kennedy của S&P nhận định: "Các cuộc tấn công của Houthi nhằm vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ có thể sẽ gia tăng khi lực lượng này sử dụng thường xuyên hơn các phương tiện không người lái, trên biển hoặc chạy ngầm dưới biển, để tấn công tàu trên Biển Đỏ và Vịnh Aden. Các cuộc tấn công này sẽ mở rộng ra Biển Arab, Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải, gây thêm nhiều thiệt hại và làm gián đoạn hoạt động vận chuyển thương mại."

Một số tổ chức tài chính hàng đầu cảnh báo đà phục hồi của kinh tế thế giới có thể chuyển biến theo chiều hướng xấu trong bối cảnh các nỗ lực hòa giải của cộng đồng quốc tế để hạ nhiệt "điểm nóng" Trung Đông có nguy cơ tan vỡ và các con đường đi đến đàm phán dường như đang bế tắc.

Theo vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria