Kinh tế Thái Lan đối mặt nguy cơ tăng trưởng chậm hơn trong năm 2023

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế Thái Lan được dự báo sẽ phục hồi nhanh hơn dự kiến trong năm nay, nhưng sẽ phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng chậm hơn vào năm 2023 do những “cơn gió ngược” toàn cầu.

Phóng viên TTXVN tại Bangkok cho biết trong báo cáo nhan đề “Giám sát kinh tế Thái Lan: Chính sách tài khóa cho một tương lai công bằng và có khả năng chống chịu” công bố ngày 14/12, WB dự báo kinh tế của Thái Lan tăng trưởng 3,4% trong năm 2022, vượt dự báo 2,9% mà thiết chế này đưa ra hồi tháng 6. Báo cáo của WB nhận định mức tăng trưởng của Thái Lan được hỗ trợ là do tiêu dùng tư nhân và xuất khẩu dịch vụ tăng mạnh cùng sự phục hồi của ngành du lịch sau khi nước này nới lỏng các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại chống dịch COVID-19.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan dự kiến sẽ tiếp tục tăng vào năm 2023 và 2024 ở mức tương ứng là 3,6% và 3,7%. Sự phục hồi của ngành du lịch và tiêu dùng cá nhân vẫn là những động lực tăng trưởng chính.

Tuy vậy, báo cáo cho biết dự báo tăng trưởng năm 2023 đã bị hạ 0,7 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 6, phản ánh tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đối với thương mại hàng hóa và đầu tư.

Xuất khẩu hàng hóa dự kiến sẽ giảm 2,1% tính theo đồng USD vào năm 2023, giảm mạnh so với mức tăng dự kiến là 8,1% vào năm 2022, phản ánh nhu cầu suy yếu từ các đối tác thương mại lớn, bao gồm Mỹ, Khu vực Đồng tiền chung châu Âu và Trung Quốc.

Quảng cáo

Cán cân tài khoản vãng lai của Thái Lan dự kiến sẽ đảo ngược tình trạng thâm hụt sâu trong hai năm qua và trở lại mức dương vào năm 2023, nhờ du lịch phục hồi cùng với chi phí vận chuyển toàn cầu giảm.

Lạm phát toàn phần được dự đoán ở mức 6,2% vào năm 2022 - mức cao nhất trong 24 năm chủ yếu do chi phí nhiên liệu và vận tải, giá thực phẩm thô và thực phẩm chế biến sẵn cao hơn.

Lạm phát tổng thể dự kiến sẽ giảm xuống 3,2% vào năm 2023 khi giá dầu thô và lương thực toàn cầu vừa phải, nhưng sẽ vẫn cao hơn mức mục tiêu của Ngân hàng Thái Lan (BoT) là 1-3% trong nửa đầu năm 2023.

Mặc dù vậy, báo cáo của WB đánh giá nền kinh tế Thái Lan đã cho thấy khả năng phục hồi trước những cú sốc toàn cầu gần đây. Tăng trưởng kinh tế đã tăng lên 4,5% trong quý 3, được thúc đẩy bởi tiêu dùng tư nhân phục hồi và dòng khách du lịch mạnh mẽ, sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại vào tháng 5, cùng với các biện pháp của nhà nước nhằm giảm thiểu áp lực chi phí sinh hoạt.

Ông Fabrizio Zarcone, Giám đốc của WB tại Thái Lan, cho biết khi Thái Lan tìm cách tiếp tục con đường trở thành quốc gia có thu nhập cao sau đại dịch COVID-19. Việc tăng dư địa tài chính phù hợp là cần thiết để đáp ứng chi tiêu bổ sung và cung cấp vùng đệm tài khóa trước những cú sốc trong tương lai.

Báo cáo của WB cũng khuyến nghị Thái Lan cải thiện cơ hội việc làm và thu nhập cho các nhóm thu nhập thấp, đồng thời tạo dư địa tài khóa để đạt được chi tiêu thỏa đáng cho trợ cấp xã hội cho các nhóm dễ bị tổn thương nhất. WB nhấn mạnh tài trợ cho các khoản đầu tư công cần thiết vào hạ tầng vật chất và hạ tầng số, cũng như nguồn nhân lực để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển con người trong dài hạn có vai trò rất quan trọng để đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Theo Báo Tin Tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 7 tháng

Trung Quốc ngày 20/5 đã cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với các lãi suất cho vay chủ chốt, trong bối cảnh đồng NDT mạnh hơn và căng thẳng thương mại dịu bớt tạo điều kiện nới lỏng tiền tệ.

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump Tín dụng khởi sắc, lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm

Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động

Mặc dù lợi nhuận giảm, chi nhánh Nhật Bản của Goldman Sachs vẫn là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng nước ngoài chốt sổ vào tháng 12/2024.

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu do lo ngại tăng trưởng kinh tế Mỹ

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp cho dù tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ do lo ngại về gánh nặng nợ công lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Trong phiên giao dịch 19/5, thị trường chứng khoán châu Á đi xuống, khi các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc cho thấy nền kinh tế trong nước vẫng đang gặp khó khăn

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Mỹ tuyên bố 'cứng', doạ áp mức thuế tối đa với các quốc gia không “thiện chí” đàm phán thương mại

Theo Financial Times, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế tối đa đã từng đe dọa trước đó đối với các quốc gia không đàm phán “một cách thiện chí”.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Mỹ sẽ thông báo mức thuế mới cho nhiều đối tác trong 2-3 tuần tới

Tổng thống Mỹ yêu cầu Walmart "gánh chịu thuế quan" thay vì tăng giá

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Walmart nên "gánh chịu thuế quan", thay vì đổ lỗi cho các loại thuế chính quyền của ông áp đặt lên hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân khiến nhà bán lẻ này tăng giá.

Chủ tịch FED bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất sớm để giảm tác động của thuế quan Mỹ thu về 500 triệu USD mỗi ngày từ thuế quan, đạt 16 tỷ USD riêng trong tháng 4/2025

Chứng khoán Mỹ: Một tuần khởi sắc

Chứng khoán Phố Wall tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 16/5, góp phần vào đà tăng của cả tuần nhờ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt và hy vọng về khả năng có thêm các thoả thuận thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4