Kinh tế Philippines tăng trưởng vượt kỳ vọng bất chấp đe dọa lạm phát

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia Đông Nam Á đã tăng 7,6% trong năm 2022, so với mức 5,7% được ghi nhận vào năm 2021 giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Philippines đã ghi nhận tăng trưởng kinh tế vượt kỳ vọng trong năm 2022, được thúc đẩy bởi chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ bất chấp giá tiêu dùng tăng.

Cụ thể, theo Cơ quan Thống kê quốc gia Philippines (PSA), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia Đông Nam Á đã tăng 7,6% trong năm ngoái, so với mức 5,7% được ghi nhận vào năm 2021 giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Kết quả này cũng vượt mục tiêu do chính phủ đưa ra là 6,5-7,5%.

Nhận định về kết quả này, Bộ trưởng Kế hoạch Kinh tế Philippines Arsenio Balisacan cho biết: "Nhu cầu đã bị dồn nén quá nhiều (ở Philippines)… và điều đó đã cải thiện đáng kể các hoạt động kinh tế."

"Chúng tôi tự tin có thể duy trì quỹ đạo tăng trưởng cao của đất nước," ông Arsenio Balisacan nói thêm.

Quảng cáo

Chỉ tính riêng trong quý 4/2022, tăng trưởng kinh tế Philippines cũng vượt kỳ vọng với mức tăng 7,2% so với ước tính trung bình 6,6% trong một cuộc khảo sát do Bloomberg thực hiện.

Bộ trưởng Balisacan cho rằng các yếu tố như sự cải thiện về điều kiện lao động, hoạt động du lịch gia tăng, chi tiêu dồn nén được "cởi trói" và việc nối lại các lớp học trực tiếp đã hỗ trợ tăng trưởng trong quý 4/2022. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp chỉ tăng 0,5% vào năm ngoái và hầu như không đóng góp vào sản lượng chung.

Theo Bộ trưởng Balisacan, chi tiêu tiêu dùng được cải thiện rõ rệt bất chấp lạm phát gia tăng, do nhu cầu chi tiêu cho nhà hàng và giải trí cuối cùng cũng được giải phóng sau khi bị dồn nén quá lâu, và thị trường việc làm được cải thiện đã thúc đẩy nhu cầu trong nước.

Trong tháng 12, lạm phát tại Philippines chạm mốc 8,1%, mức tăng nhanh nhất trong 14 năm, khiến ngân hàng trung ương nước này phải mạnh tay tăng lãi suất. Nếu tính cả năm, lạm phát trung bình ở mức 5,8%, cao hơn mục tiêu của ngân hàng trung ương.

Bộ trưởng Balisacan cho biết việc kiểm soát giá hàng hóa và đảm bảo an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu của chính phủ, "giữa bối cảnh những cơn gió ngược toàn cầu và trong nước vẫn đang tiếp diễn."

Các quan chức đang đặt mục tiêu kinh tế Philippines tăng trưởng 6-7% trong năm 2023. "Đó là mức tăng trưởng rất đáng nể nếu đạt được," Bộ trưởng Balisacan khẳng định.

Theo Vietnamplus Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng