Tình hình xuất khẩu đáng lo ngại của Hồng Kông (Trung Quốc)

Văn phòng Thống kê Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông (Trung Quốc) công bố số liệu cho thấy giá trị hàng hóa xuất khẩu trong tháng 7/2022 của Hồng Kông đã giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước.

Văn phòng Thống kê Khu Hành chính đặc biệt Hồng Kông (Trung Quốc) công bố số liệu cho thấy giá trị hàng hóa xuất khẩu trong tháng 7/2022 của Hồng Kông đã giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước, với biên độ sụt giảm nới rộng thêm 2,5 điểm phần trăm so với tháng trước đó, thấp hơn kỳ vọng của thị trường.

Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 10,7%, xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật Bản và Anh lần lượt giảm 15,8%, 17,5% và 29,2%.

Nguyên nhân chủ yếu khiến kết quả xuất khẩu của Hồng Kông sa sút là do môi trường kinh tế bên ngoài tiêu cực và hoạt động vận chuyển đường bộ xuyên biên giới tiếp tục bị dịch bệnh cản trở.

Triển vọng thời gian tới cho thấy môi trường bên ngoài chưa nhìn thấy dấu hiệu cải thiện nhanh chóng, nên tình hình xuất khẩu vẫn rất đáng lo ngại, nhìn chung ngành xuất khẩu vẫn phải tiếp tục trải qua những ngày tháng khó khăn.

Đối diện với nhiều thách thức, chính quyền Hồng Kông tuyên bố sẽ có nhiều hỗ trợ thực chất hơn, nhưng giới doanh nghiệp cần ứng phó linh hoạt thì mới có thể vượt qua khó khăn, vững tin vào tương lai.

Hơn hai năm qua, tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu với tư cách là “cỗ xe tam mã” của kinh tế Hồng Kông đều hứng chịu những cú sốc nhất định. Chỉ riêng về xuất khẩu, dưới tác động dai dẳng của dịch bệnh, hoạt động vận chuyển đường bộ giữa Hồng Kông và Trung Quốc vẫn chưa phục hồi hoàn toàn, vận chuyển hàng hóa không thông suốt.

Bên cạnh đó, các nền kinh tế tiên tiến bao gồm Mỹ đã thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát cũng làm suy yếu đáng kể nhu cầu toàn cầu, đồng thời tình hình dịch bệnh và cuộc xung đột Nga-Ukraine làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng toàn cầu, sự cộng hưởng của những nhân tố này đã gây ra rắc rối lớn cho nền kinh tế nhỏ nhưng có độ mở cao như Hồng Kông.

Quảng cáo

Về khách quan, những yếu tố khó khăn nói trên đều không dễ khắc phục, tuy nhiên càng khó khăn thì càng cần phải ứng phó linh hoạt để hạ thấp tối đa những tác động đối với lĩnh vực xuất khẩu. Trên thực tế, biện pháp đơn giản nhất chính là phải kiên trì chống dịch hiệu quả hơn.

Đối diện với tình hình dịch bệnh gia tăng trở lại trong thời gian gần đây và có thể vượt qua mốc 10.000 ca/ngày trong ngắn hạn, có lẽ mỗi người dân tại Hồng Kông cần phải có cảm giác bức bách, đồng tâm hiệp lực dốc sức để kiểm soát ổn định dịch bệnh. Chỉ như vậy mới có thể có không gian và điều kiện lớn hơn để nới lỏng chính sách, nối lại vận chuyển đường bộ xuyên biên giới với Trung Quốc thuận tiện hơn, thậm chí là phục hồi hoàn toàn thông quan miễn xét nghiệm. Đây có lẽ là “chiếc chìa khóa” đặc biệt để các doanh nghiệp thương mại của Hồng Kông bứt phá trở lại.

Về dài hạn, ngành xuất khẩu Hồng Kông có nhiều cơ hội hơn để “phòng ngừa rủi ro” từ các ảnh hưởng tiêu cực như tăng lãi suất và tình hình địa chính trị bên ngoài. Tuy nhiên, điều này cũng gắn liền với sự nỗ lực từ phía chính quyền và giới doanh nghiệp.

Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông thời gian tới có thể tổ chức nhiều hơn các hội chợ triển lãm xuất khẩu để quảng bá thương hiệu Hồng Kông ra thế giới. Động lực lớn hơn để phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu Hồng Kông nằm ở việc triển khai “Quy hoạch 5 năm lần thứ 14”, sáng kiến Vành đai và con đường (BRI) và kế hoạch xây dựng “Vùng vịnh lớn Quảng Đông-Hồng Kông-Macau” (GBA). Thậm chí, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cũng cung cấp cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của Hồng Kông.

Bên cạnh đó, bản thân giới doanh nghiệp cũng phải tự cường. Các doanh nghiệp thương mại của Hồng Kông luôn đối diện với vấn đề chi phí lao động cao, đổi mới công nghệ chậm. Các giải pháp có thể là nhập thiết bị mới, nâng cấp công nghệ để thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng công nghệ cao hơn, hiệu quả cao hơn và có sức cạnh tranh hơn.

Bên cạnh đó, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, giữa bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt với các sản phẩm mới liên tục xuất hiện, các doanh nghiệp thương mại Hồng Kông cần sử dụng các biện pháp truyền thông mới để thúc đẩy quảng bá, nâng cao sức hút của sản phẩm.

Tích cực nỗ lực, biết cách di chuyển linh hoạt vốn là “công thức thành công” của Hồng Kông trong quá khứ, đây là một phần quan trọng của “tinh thần núi Sư Tử”.

Có thể nói, nếu nhìn vào mặt tích cực thì những khó khăn hiện nay đối với kinh tế Hồng Kông chỉ là ngắn hạn, giới doanh nghiệp Hồng Kông có thể chuyển thách thức thành cơ hội trong thời đại hậu dịch bệnh để phát huy vai trò lớn hơn trong bản đồ kinh tế thương mại Trung Quốc và quốc tế.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro