"Không cắt giảm lãi suất trong năm 2024": Vì sao nhà đầu tư vẫn nên cân nhắc kịch bản "không tưởng" này?

Chiến lược gia ngoại hối Athanasios Vamvakidis tại Bank of America (BofA) cho rằng nên xem xét đến kịch bản “phi thực tế” rằng các ngân hàng trung ương trì hoãn việc cắt giảm.

Chủ tịch FED Jerome Powell. Ảnh: Getty
Chủ tịch FED Jerome Powell. Ảnh: Getty

Một ngân hàng lớn Phố Wall đang cân nhắc về một “kịch bản khắc nghiệt”, trong đó không một ngân hàng trung ương nào trong số những nền kinh tế lớn cắt giảm lãi suất trong năm 2024.

Chiến lược gia ngoại hối Athanasios Vamvakidis tại Bank of America (BofA) cho rằng nên xem xét đến kịch bản “phi thực tế” rằng các ngân hàng trung ương trì hoãn việc cắt giảm.

Hiện tại, thị trường đang dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ thực hiện 6 đợt cắt giảm lãi suất, lần lượt vào tháng 3 và tháng 4. Ngân hàng Anh (BoE) sẽ có 5 đợt cắt giảm lãi suất, còn Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) sẽ thực hiện 2 đợt. Nhưng chiến lược gia này cho biết BofA dự đoán thực tế sẽ không có nhiều đợt cắt giảm đến vậy, vì lạm phát dai dẳng, nền kinh tế vẫn kiên cường và thị trường lao động bị “kéo căng”.

Quảng cáo

Đồng quan điểm với BofA là hàng loạt các nhà hoạch định chính sách Mỹ và quốc tế. Cụ thể, các thành viên hội đồng quản trị ECB là Robert Holzmann và François Villeroy de Galhau đã đưa ra những phát biểu vào đầu tuần để xoá nhoà kỳ vọng của nhà đầu tư về việc cắt giảm lãi suất. Thống đốc FED Christopher Waller cũng cho biết không cần phải “vội vàng” cắt giảm lãi suất. Nhận xét của họ đã thúc đẩy một đợt bán tháo trên thị trường trái phiếu Mỹ, đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm lên tới 4,05%.

Ông Athanasios Vamvakidis cho biết: “Cuộc thảo luận quan trọng nhất trên thị trường khi bước sang năm mới không phải là có cắt giảm hay không, mà là các ngân hàng trung ương G-10 cắt giảm khi nào và với tốc độ ra sao”.

Vị chiến lược gia nhấn mạnh rằng ngay cả khi kịch bản giữ nguyên lãi suất nghe có vẻ phi thực tế, BofA vẫn cho rằng nên thử xem xét tác động của động thái này đối với thị trường.

Ông cho biết một “kịch bản cực đoan trong đó không có ngân hàng trung ương G-10 nào cắt giảm lãi suất trong năm nay” có thể sẽ tác động tích cực đến đồng USD, đồng euro và đồng franc Thụy Sĩ với đồng krone Na Uy, đồng đô la Úc và đồng yên Nhật Bản.

Bên cạnh đó, vẫn tồn tại hai mối lo ngại có thể khiến lạm phát kéo dài. Thứ nhất là căng thẳng tại Biển Đỏ khiến các công ty trì hoãn các chuyến tàu chở hàng đi qua khu vực này. Thứ hai là mức tăng trưởng tiền lương mạnh mẽ của Mỹ, yếu tố được ví như “viên than hồng” có thể gây ra lạm phát.

Tham khảo Market Watch

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro