Không cần phải trả đứt, có thể vay nữa, vay mãi, núi nợ 31.000 tỷ USD của Mỹ có thực sự đáng sợ?

Các chính phủ phải chi trả nợ (deb servicing) - trả lãi và gốc khi trái phiếu đáo hạn, nhưng họ không nhất thiết phải trả sạch nợ.

Không cần phải trả đứt, có thể vay nữa, vay mãi, núi nợ 31.000 tỷ USD của Mỹ có thực sự đáng sợ?

Bài viết thể hiện quan điểm của Paul Krugman - chuyên gia kinh tế từng đạt giải Nobel và hiện là cây bút nổi tiếng của tờ New York Times.

Gần như bất kỳ khi nào viết về nợ và thâm hụt ngân sách, tôi đều nhận được rất nhiều câu hỏi từ bạn đọc. Họ đều có chung 1 thắc mắc đại loại như: “Nếu tôi vay tiền từ ngân hàng, ngân hàng sẽ muốn tôi trả lại tiền. Vay quá nhiều, sẽ không ai muốn cho tôi vay.

Nhưng tại sao điều đó không đúng trong trường hợp chính phủ vay tiền? Tại sao chúng ta vẫn có thể tiếp tục vay mượn khi đã nợ số tiền khổng lồ 31.000 tỷ USD?”

Đây là câu trả lời phổ biến nhất mà mọi chuyên gia kinh tế đều đưa ra: rất khập khiễng nếu so sánh giữa nợ của hộ gia đình với nợ của chính phủ. Tuy nhiên, theo tôi, giải thích như vậy chưa rõ ràng và đầy đủ. Điểm khác biệt nằm ở chỗ bạn sẽ già đi và cuối cùng là qua đời. Còn chính phủ thì không như vậy.

Quảng cáo

Tất nhiên điều đó không có nghĩa là các chính phủ “bất tử”. Tuy nhiên, đối với tài chính cá nhân, bạn càng già đi theo thời gian thì thu nhập sẽ càng giảm xuống. Do đó, các nhà băng sẽ yêu cầu các khách hàng cá nhân phải hoàn tất trả nợ trong lúc họ vẫn có thu nhập.

Trong khi đó, nguồn thu của các chính phủ lại tăng lên theo thời gian, từ thế hệ này qua thế hệ khác vì nền kinh tế mà họ quản lý và nguồn thu thuế đều tăng trưởng.

Các chính phủ phải chi trả nợ (deb servicing) - trả lãi và gốc khi trái phiếu đáo hạn, nhưng họ không nhất thiết phải trả sạch nợ. Họ có thể phát hành trái phiếu mới để trả nợ gốc trái phiếu cũ, thậm chí đi vay thêm để trả lãi miễn là tổng nợ không tăng quá nhanh so với nguồn thu ngân sách.

Một ví dụ nổi tiếng là khoản nợ mà Mỹ đã vay trong Thế chiến thứ hai. Khi cuộc chiến gần kết thúc, mức nợ của Mỹ vào khoảng 100% GDP. Nhưng trong đợt bầu cử Tổng thống năm 1960, tại sao những câu hỏi về nợ không trở thành chủ đề chính được thảo luận? Bởi vì mặc dù giá trị của núi nợ không giảm xuống, tăng trưởng kinh tế và lạm phát khiến tỷ lệ nợ/GDP giảm xuống một nửa.

Thực ra hiện tượng này vẫn có thể xảy ra đối với nợ hộ gia đình. Nếu mọi người mua nhà khi còn trẻ và thu nhập tăng lên theo thời gian, tỷ trọng khoản vay thế chấp mà họ phải trả so với tổng thu nhập sẽ giảm xuống nhanh chóng. Nhưng đó không phải là trường hợp phổ biến. Còn đối với các chính phủ, đó lại là điều bình thường.

Rõ ràng chúng ta nên loại bỏ một thứ không có nhiều ý nghĩa nhưng có thể mang lại nhiều rắc rối, thậm chí là khủng hoảng tài chính, như trần nợ.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Sau cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28-29/1, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, tạm dừng xu hướng nới lỏng chính sách đã duy trì trong khoảng nửa năm qua khi các quan chức xem xét b

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần

Yếu tố làm nên sức bật cho nền kinh tế “ngôi sao” của châu Âu

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Đường ống mới Pháp - Tây Ban Nha có giải quyết được khủng hoảng năng lượng châu Âu? Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025