IPO doanh nghiệp công nghệ toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2022

Năm 2021, tình hình IPO doanh nghiệp công nghệ Mỹ khác hoàn toàn so với năm 2022. Năm 2021, nước Mỹ có ít nhất 10 đợt IPO huy động về ít nhất từ 1 tỷ USD trở lên.

Sau một năm hoạt động chào bán cổ phiếu - IPO vô cùng ấn tượng trong năm 2021 với đợt IPO của doanh nghiệp sản xuất xe điện Rivian, công ty phần mềm Toast, công ty kinh doanh phần mềm điện toán GitLab và Hashi Corp cũng như ứng dụng giao dịch cổ phiếu Robinhood, năm 2022 có thể coi như một năm vô cùng trầm lắng.

Đợt chào bán cổ phiếu nổi bật tại Mỹ năm nay chỉ có đợt của Mobileys của Intel, doanh nghiệp có lịch sử 23 năm tuổi chuyên cung cấp công nghệ xe tự lái. Mobileys huy động về chỉ 1 tỷ USD và ngoài ra chẳng có đợt IPO công nghệ nào tại Mỹ huy động được đến 100 triệu USD, theo tính toán của FactSet.

Năm 2021, tình hình IPO doanh nghiệp công nghệ Mỹ khác hoàn toàn so với năm 2022. Năm 2021, nước Mỹ có ít nhất 10 đợt IPO huy động về ít nhất từ 1 tỷ USD trở lên, không tính đến các đợt niêm yết cổ phiếu trực tiếp của Roblox, Coinbase hay Squarespace vốn có lực lượng nhà đầu tư nội bộ riêng có tiềm lực vốn tốt đến nỗi họ không cần huy động tiền từ bên ngoài.

Sang đến năm 2022, tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng, thị trường băn khoăn với khả năng liệu doanh nghiệp sẽ tăng trưởng như thế nào trong bối cảnh kinh tế khó khăn và lãi suất tăng cao hơn. Nhiều doanh nghiệp đã thay đổi kế hoạch IPO sau khi chứng kiến thị trường sụt giảm về giá trị lên đến 50 hoặc 60% và trong một số trường hợp lên đến trên 90% so với mức cao của năm ngoái.

Quảng cáo

Tính chung, giá trị các đợt IPO giảm đến 94% vào năm 2022, giảm đáng kể từ mức 155,8 tỷ USD xuống còn 8,6 tỷ USD trong năm vừa rồi, theo tính toán của Ernst & Young trong báo cáo về tình hình IPO toàn cầu công bố giữa tháng 12/2022. Tính đến ngày xuất bản báo cáo, quý 4/2022 chứng kiến sự sụt giảm của hoạt động IPO sâu nhất trong năm.

CEO công ty nghiên cứu New Constructs, ông David Trainer, cho biết trước tiên nhà đầu tư nên hiểu được hiện thực và rồi sau đó đánh giá các doanh nghiệp công nghệ dựa trên các yếu tố căn bản chứng không phải những lời hứa xa xôi.

Hoạt động IPO của các doanh nghiệp công nghệ từng ở ngưỡng rất ấn tượng trong năm 2020 và 2021. Khi đó đã có không ít chuyên gia cảnh báo và công bố những báo cáo cho thấy rằng nhiều doanh nghiệp phần mềm, thương mại điện tử và công nghệ cố tình đưa ra thị trường những mức giá quá cao. Trong khi thị trường đang tăng trưởng quá mạnh, lời cảnh báo như của ông đưa ra khiến nhiều nhà đầu tư không hài lòng, tuy nhiên cuối cùng mọi chuyện đã được chứng minh đúng đắn. Cổ phiếu của Robinhood, Rivian và Sweetgreen đều đã giảm ít nhất 85% từ mức đỉnh.

“Phải cho đến khi chúng ta chững kiến sự trở lại của dòng vốn thông minh phân bổ trong vai trò động lực quan trọng nhất của các quyết định đầu tư, tôi nghĩ thị trường IPO sẽ có nhiều chật vật. Một khi nhà đầu tư quan tâm trở lại đến những yếu tố căn bản, tôi nghĩ thị trường sẽ trở lại với những gì đúng chức năng của nó: sự phân bổ vốn thông minh”, ông Trainer phân tích.

Chủ tịch sàn chứng khoán New York, bà Lynn Martin, nói với CNBC rằng bà lạc quan về triển vọng của năm 2023, yếu tố hỗ trợ thị trường vốn chưa bao giờ mạnh hơn và rằng hoạt động trên thị trường sẽ tăng lên một khi biến động rối ren giảm đi.

Đối với các doanh nghiệp hiện tại, vấn đề không đơn giản chỉ là vượt qua thị trường “con gấu” và các biến động. Họ cũng cần phải thừa nhận rằng định giá mà họ có được từ nhà đầu tư cá nhân không phản ánh thay đổi của tâm lý thị trường.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria