IMF: Các nền kinh tế thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh sẽ tăng trưởng 6,5% năm 2022

Theo báo cáo của IMF, nhờ hành động giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 và cú sốc của giá dầu, nền kinh tế thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã phục hồi mạnh mẽ và dự kiến đạt mức tăng trưởng 6,5% trong năm, bất chấp những khó khăn về địa chính trị và kinh tế vĩ mô.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong một báo cáo chính sách về GCC, IMF cho hay cán cân tài khóa tổng thể của GCC, gồm 6 quốc gia thành viên, đã cải thiện mạnh mẽ, nhờ giá dầu khí gia tăng trong khi tác động của đại dịch COVID-19 ngày càng suy yếu. Cán cân tài khóa cơ bản của các quốc gia vùng Vịnh dự kiến sẽ ở mức trung bình 25% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong giai đoạn 2022 - 2026.

Báo cáo của IMF đánh giá rằng sức khỏe tài chính ngày càng cải thiện, các chiến dịch tiêm chủng thành công, các cải cách cũng như sự phục hồi của sản lượng và giá dầu đã giúp các nền kinh tế GCC phục hồi nhanh chóng và đang hướng tới sự tăng trưởng bền vững hơn. Bên cạnh đà tăng trưởng khởi sắc của lĩnh vực hydrocarbon, GDP phi dầu mỏ đã và đang mang lại lợi ích cho hầu hết các quốc gia vùng Vịnh nhờ sự phục hồi của lĩnh vực bán lẻ, thương mại và dịch vụ khách hàng.

IMF dự báo các nền kinh tế giàu dầu mỏ của GCC sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm nay, so với mức tăng 3,1% ghi nhận trong năm 2021. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của GCC, trong đó dẫn đầu là Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), dự kiến sẽ giảm xuống còn 3,6% vào năm 2023. Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây dự báo các nền kinh tế vùng Vịnh sẽ tăng trưởng 6,9% trong năm nay trước khi tăng chậm lại ở mức 3,7% năm 2023 và 2,4% năm 2024.

Trong báo cáo triển vọng kinh tế vùng Vịnh công bố hồi tháng 10/2022, IMF dự báo tổng sản lượng kinh tế của các quốc gia GCC dự kiến sẽ đạt 2.000 tỷ USD trong năm 2022. Theo IMF, nếu các nền kinh tế vùng Vịnh tiếp tục hoạt động như thường lệ, tổng giá trị GDP của khu vực này sẽ đạt 6.000 tỷ vào năm 2050. Tuy nhiên, IMF cho rằng con số này có thể tăng lên 13.000 tỷ USD vào năm 2050 nếu các quốc gia GCC áp dụng một chiến lược tăng trưởng xanh nhằm thúc đẩy tiến trình đa dạng hóa kinh tế.

Theo Báo Tin tức

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE