Giao dịch ảm đạm, thị trường giảm hơn 6 điểm trong phiên đầu tuần

Thiếu vắng trụ kéo cũng như dòng tiền, thị trường đã trải qua một phiên đầu tuần giao dịch khá ảm đạm.

Giao dịch ảm đạm, thị trường giảm hơn 6 điểm trong phiên đầu tuần

Định vị thị trường

Tâm lý kém ổn định từ chứng khoán Mỹ đã khiến cho phần lớn các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm đầu tuần như TWSE (-1,36%), HSI (-1,59%), KOSPI (-0,33%), SHCMP (-1,06%).

Cộng hưởng với cơn bão Yagi vừa đi gây xáo trộn hoạt động kinh tế, thị trường chứng khoán Việt Nam khó đi ngược xu hướng chung. Sắc đỏ bao trùm trong toàn bộ thời gian giao dịch của phiên. Tuy nhiên, mức giảm của chỉ số VN-Index khá hẹp nếu so sánh với các chỉ số kể trên. Đóng cửa, chỉ số giảm 0,49% xuống 1.267 điểm.

Chất xúc tác

Ngoài sắc đỏ bao trùm, thị trường còn gặp phải vấn đề về thanh khoản trong phiên đầu tuần. Khớp lệnh của HOSE giảm tiếp gần 16% so với phiên thứ Sáu qua đó HOSE có 6 phiên liên tiếp giao dịch dưới mức bình quân 20 phiên.

Giao dịch ảm đạm, thị trường giảm hơn 6 điểm trong phiên đầu tuần
Khối ngoại bán ròng gần 500 tỷ đồng trên HOSE.

Sự hiện diện của dòng tiền ngoại đã thu hẹp xuống còn 12% trong cả 2 chiều mua/bán. Dù vậy, khối ngoại đã quay lại bán ròng gần 500 tỷ đồng trên sàn với các mã FPT (-108 tỷ đồng), MSN (-80 tỷ đồng), HPG (-76,4 tỷ đồng), VPB (-54 tỷ đồng), VIC (-50 tỷ đồng), KDH (-49,4 tỷ đồng) bị bán ra nhiều nhất.

Quảng cáo

Theo số liệu thống kê về hoạt động trên thị trường mở,  Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bơm ròng 10.791,72 tỷ đồng ra thị trường trong tuần qua. Khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 46.403,83 tỷ đồng, không còn khối lượng tín phiếu lưu hành.

Vận động thị trường

Phần lớn các cổ phiếu lớn đều giảm giá trong rổ VN30. Tổng cộng, có 23/30 mã giảm giá trong đó VHM (-2,1%), VIC (-2,1%) giảm mạnh nhất do những áp lực chốt lời xuất hiện sau giai đoạn bứt phá khá ấn tượng.

Ngoài ra, một số cổ phiếu như BVH (-1,8%), SSI (-1,5%), STB (-1,3%), BCM (-1,1%), PLX (-1,1%), VIB (-1,1%) cũng giảm trên 1%, làm gia tăng áp lực lên chỉ số chung.

Ở chiều tăng, các mã GAS (+0,7%), HPG (+0,8%) là những trường hợp hiếm hoi trong rổ đã ghi nhận nỗ lực gỡ điểm tuy nhiên hoạt động bán ra của nhà đầu tư nước ngoài ít nhiều đã khiến cho đà tăng gặp cản trở. Mức giá đóng cửa GAS và HPG đều chưa phải mức cao nhất trong phiên giao dịch.

Ảnh hưởng của HPG được ghi nhận rõ hơn ở các cổ phiếu Thép khi HSG (+2,3%), NKG (+2,6%), TLH (+1,2%) cũng được nhen nhóm tín hiệu hồi phục. Dù vậy, cần lưu ý rằng, nhà đầu tư vào các cổ phiếu Thép cũng vừa phải trải qua giai đoạn thử thách sức chịu đựng khi hầu hết các mã chưa hoàn thành quá trình tạo đáy.

Với những nhóm ngành khác như Bất động sản, Nông nghiệp, Bán lẻ, các mã NVL (+1,54%), DBC (+3,76%), BAF (+2,54%), HAG (+1,46%) cũng tạo ra điểm sáng giữa bức tranh khá ảm đạo của thị trường.

Chốt phiên, chỉ số VN-Index giảm 6,23 điểm xuống 1.267,73 điểm (-0,49%). Tổng khối lượng giao dịch toàn sàn đạt 497,55 triệu đơn vị, tương đương 11.693 tỷ đồng.

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index đều đóng cửa trong sắc đỏ, giảm lần lượt 0,51% và 0,39%. Tổng giá trị giao dịch của 2 sàn đạt hơn 1.500 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Xu hướng thị trường giai đoạn trước và sau nghỉ lễ

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có 3 phiên hồi phục sau khi ghi nhận thêm biến động mạnh. Dù vậy, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đang tới gần, các chuyên gia đưa ra những dự báo về xu hướng thị trường.

Thị trường có 3/5 phiên hồi phục Ông Nguyễn Đức Tài khẳng định không rút lui đột ngột khỏi HĐQT, MWG vẫn tăng trưởng dù thị trường đi ngang

Tiếp tục hồi phục nhưng thị trường đã có sự phân hóa

Phiên hồi phục thứ 2 cũng với biên độ hơn 1% tiếp tục được ghi nhận. Dù đã xuất hiện thông tin chính thức về KRX nhưng các cổ phiếu đã tăng không đồng đều trên thị trường, thay vào đó là hiện tượng phân hóa trong vận động.

Kịch tính kiểm định đáy 2, thị trường đã có lúc giảm 70 điểm Sau phiên "rút chân", thị trường tiếp tục hồi phục

Lợi nhuận quý I/2025 tăng đột biến nhờ tự doanh, Chứng khoán CTS chia cổ tức 43% bằng cổ phiếu

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Chứng khoán Công thương (CTS), ban lãnh đạo công ty cho biết, chiến lược tự doanh chủ động đã giúp lợi nhuận đột biến trong quý I/2025. Công ty dự kiến trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 43% bằng cổ phiếu.

Chứng khoán SHS dừng phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1, ước lãi 325 tỷ đồng trong quý I/2025 Chứng khoán MBS mở rộng dư nợ thêm hơn 1.000 tỷ đồng