Phiên đi ngang thứ 4 liên tiếp của thị trường chứng khoán

Dù có rung lắc xuất hiện trước phiên ATC, trạng thái đi ngang vẫn là chủ đạo trong 4 phiên vừa qua của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phiên đi ngang thứ 4 liên tiếp của thị trường chứng khoán

Định vị thị trường

Chứng khoán châu Á vận động trái chiều và cũng không xuất hiện những trường hợp đột biến. Các chỉ số SHCMCP (+0,29%), NIKKEI 225 (+0,01%), KOSPI (+1,02%), NIFTY 50 (+0,18%) đóng cửa trong sắc xanh, còn TWSE (-0,96%), KLSE (-0,34%), STI (-0,46%) giảm điểm nhẹ.

Chỉ số VN-Index có phiên giảm điểm thứ 2 liên tiếp đi cùng rung lắc xuất hiện về cuối phiên. Thực tế thị trường Việt Nam đang có chuỗi 4 phiên liên tiếp giằng co quanh mốc 1.270 điểm.

Chất xúc tác

Tình trạng thiếu thanh khoản vẫn đang tiếp diễn kể từ sau phiên bùng nổ. Khớp lệnh của HOSE gần như xấp xỉ so với phiên hôm qua và tiếp tục ở dưới mức bình quân 20 phiên.

Tâm lý của nhà đầu tư trong nước đang có chiều hướng nguội đi phản ánh vào sự kém sôi động của thị trường chung. Cùng với đó, khối ngoại còn có phiên bán ròng thứ 3 liên tiếp trên HOSE, đạt gần 180 tỷ đồng.

Phiên đi ngang thứ 4 liên tiếp của thị trường chứng khoán
Ngoài các giao dịch bán ròng trên HOSE, khối ngoại còn bán ròng đột biến ACV (-97 tỷ đồng), GDA (-54,4 tỷ đồng) trên UPCoM.

Các mã chịu áp lực của nhà đầu tư nước ngoài là VRE (-128,82 tỷ đồng), MWG (-71,7 tỷ đồng) trong khi đó FPT (+82 tỷ đồng), TCB (+71,5 tỷ đồng), HDG (+60,6 tỷ đồng), HDB (+41 tỷ đồng) được giải ngân. Tỷ trọng giao dịch của khối ngoại đã được đẩy lên trên 10% trong cả 2 chiều mua/bán.

Theo ghi nhận, tỷ giá USD dù đã có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng đà giảm còn khá chậm. Giá bán USD trên thị trường tự do mới về 25.650 VND/USD.

Quảng cáo

Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang điều tiết thanh khoản của hệ thống với các phiên rút ròng thường xuyên. Trong ngày hôm qua, NHNN hút ròng 6.350,01 tỷ đồng từ thị trường qua kênh thị trường mở. Trạng thái giao dịch có 19.999,96 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố, có 43.955 tỷ đồng tín phiếu lưu hành trên thị trường.

Qua đó, lãi suất ở các kỳ hạn đang được kéo lên trên 4,5%. Tại kỳ hạn qua đêm, lãi suất liên ngân hàng được giao dịch ở mức 4,52%.

Vận động thị trường

Các cổ phiếu lớn vẫn chưa làm tốt được nhiệm vụ dẫn dắt thị trường đi tiếp. Ở phiên đi ngang thứ 4 liên tiếp, sự chia rẽ giữa các Bluechips vẫn đang hiện diện. Rổ VN30 có 17/30 mã giảm giá với nhiều trường hợp giảm trên 1% như PLX (-1%), VRE (-1,1%), MWG (-1,3%), VCB (-1,3%), BCM (-1,5%), POW (-1,5%).

Các mã này đã góp phần khiến rung lắc xuất hiện về cuối phiên. Dù VN30 (+0,05%) quay đầu tăng điểm sau cú rung lắc nhưng dư âm vẫn còn được thể hiện qua việc chỉ số VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ. Cụ thể, VN-Index đã mất 3,21 điểm (-0,25%) xuống 1.268,86 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt 15.315 tỷ đồng.

Các mã SHB (+2,4%), HDB (+1,2%), FPT (+0,7%), VNM (+0,5%) chỉ đủ sức để hỗ trợ cho VN30 giữ lại sắc xanh trong khi đó số đông các cổ phiếu trên thị trường đều chịu dao động tâm lý của nhà đầu tư.

Nhóm cổ phiếu Chứng khoán phân hóa khá mạnh với ORS (-3,2%), VND (-1,5%), HMC (-0,51%), VCI (-0,3%) vận động trái chiều so với BSI (+2,6%), VDS (+1,5%), DSE (+1,4%). Qua đó cho thấy những kỳ vọng về thị trường được nâng hạng có lẽ đang dần nguội đi.

Các cổ phiếu thuộc nhóm Bất động sản, Khu Công nghiệp, Dệt may, Hàng không, Bán lẻ hầu hết giảm giá như PDR (-0,66%), DIG (-0,95%), NLG (-0,26%), KBC (-1,74%), SZC (-0,92%), TCM (-1,25%), HVN (-1,44%), FRT (-0,22%), DGW (-0,7%).

Tuy nhiên, thị trường không hoàn toàn chỉ chịu những áp lực bán chốt lời của nhà đầu tư. Một số cổ phiếu như CSV (+4,17%), HAH (+2,22%), KDC (+4,77%) vẫn tiếp tục sinh lời so với phiên thứ Năm tuần trước.

Còn 2 chỉ số còn lại cũng đóng cửa với biên độ dao động không đáng kể: HNX-Index giảm 0,46% còn UPCoM-Index (0%) đóng cửa tại mốc tham chiếu. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 1.800 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Xu hướng thị trường giai đoạn trước và sau nghỉ lễ

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có 3 phiên hồi phục sau khi ghi nhận thêm biến động mạnh. Dù vậy, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đang tới gần, các chuyên gia đưa ra những dự báo về xu hướng thị trường.

Thị trường có 3/5 phiên hồi phục Ông Nguyễn Đức Tài khẳng định không rút lui đột ngột khỏi HĐQT, MWG vẫn tăng trưởng dù thị trường đi ngang

Tiếp tục hồi phục nhưng thị trường đã có sự phân hóa

Phiên hồi phục thứ 2 cũng với biên độ hơn 1% tiếp tục được ghi nhận. Dù đã xuất hiện thông tin chính thức về KRX nhưng các cổ phiếu đã tăng không đồng đều trên thị trường, thay vào đó là hiện tượng phân hóa trong vận động.

Kịch tính kiểm định đáy 2, thị trường đã có lúc giảm 70 điểm Sau phiên "rút chân", thị trường tiếp tục hồi phục

Lợi nhuận quý I/2025 tăng đột biến nhờ tự doanh, Chứng khoán CTS chia cổ tức 43% bằng cổ phiếu

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 của CTCP Chứng khoán Công thương (CTS), ban lãnh đạo công ty cho biết, chiến lược tự doanh chủ động đã giúp lợi nhuận đột biến trong quý I/2025. Công ty dự kiến trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 43% bằng cổ phiếu.

Chứng khoán SHS dừng phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1, ước lãi 325 tỷ đồng trong quý I/2025 Chứng khoán MBS mở rộng dư nợ thêm hơn 1.000 tỷ đồng