Thị trường đi ngang liên tiếp 5 phiên giao dịch

Kỳ vọng về nhịp tăng tiếp vẫn chưa được đáp ứng khi thị trường đã liên tục đi ngang kể từ sau phiên bùng nổ ngày thứ Năm tuần trước.

Thị trường đi ngang liên tiếp 5 phiên giao dịch

Định vị thị trường

Chứng khoán châu Á sau chuỗi ngày biến động trái chiều đã có phiên tăng điểm đồng đều. Các chỉ số NIKKEI 225 (+1,21%), KOSPI (+1,62%), SHCMP (+0,85%), TWSE (+0,63%), STI (+0,34%) cùng đóng cửa trong sắc xanh.

Còn thị trường chứng khoán Việt Nam có phiên giảm thứ 3 liên tiếp dù biên độ không đáng kể. Qua đó, chỉ số VN-Index đã có 5 phiên liên tiếp lình xình đi ngang quanh mốc 1.270 điểm.

Chất xúc tác

Các biến số quen thuộc như tỷ giá và lãi suất hiện vẫn đang chưa tạo ra tín hiệu tích cực để giúp nhà đầu tư cải thiện tâm lý. Giá bán USD trên thị trường đang tạm dừng chân ở mức 25.650 VND/USD trong khi đó lãi suất liên ngân hàng đang giao dịch trên 4,5%.

Sau chuỗi các phiên rút ròng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có phiên bơm ròng trở lại vào hệ thống trong ngày hôm qua. Cụ thể, NHNN bơm ròng 10.799,93 tỷ đồng ra thị trường qua kênh thị trường mở. Trạng thái giao dịch đang có 31.999,89 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố, có 45.155 tỷ đồng tín phiếu lưu hành trên thị trường.

Với thanh khoản của thị trường chứng khoán, sự sôi động chưa được thể hiện khi khớp lệnh của HOSE có phiên thứ 3 liên tiếp ở dưới mức bình quân 20 phiên. So với phiên hôm qua, quy mô khớp lệnh đã giảm 2,8%.

Quảng cáo

Cùng với đó, dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng sang phiên thứ 4 liên tiếp với quy mô bán ròng gần 300 tỷ đồng. Các mã FPT (-125 tỷ đồng), MSN (-50 tỷ đồng), FRT (-45 tỷ đồng), MWG (-40 tỷ đồng), VRE (-33 tỷ đồng) bị rút ròng nhiều nhất trong khi TCB (+94 tỷ đồng), HDB (+71 tỷ đồng), VTP (+30,3 tỷ đồng) lại có được lực mua vào.

Khối ngoại đang có chuỗi 4 phiên bán ròng liên tiếp.

Tỷ trọng giao dịch của tiền ngoại chiếm dưới 10% trong 2 chiều mua/bán của toàn HOSE.

Vận động thị trường

Dòng tiền yếu đang khiến cho các chỉ số loay hoay về mặt xu hướng. VN-Index dù đã có sắc xanh trong phần lớn thời gian nhưng đà tăng vẫn triệt tiêu đi hết từ sau 14h. Chốt phiên, VN-Index giảm 1,51 điểm xuống 1.267,35 điểm (-0,12%). Tổng giá trị giao dịch toàn HOSE đạt 13.492 tỷ đồng, tương đương 554,12 triệu đơn vị.

Tại VN30, có 15 mã giảm, nhỉnh hơn so với 11 mã tăng. Một số mã như VIC (-1%), PLX (-1,3%), SHB (-0,9%), HPG (-0,9%) là những nhân tố chính khiến VN30 cũng như VN-Index không giữ lại được sắc xanh. Qua đó, thị trường đang phải trải qua 5 phiên liên tiếp đi ngang quanh mốc 1.270 điểm.

Sự phân hóa lại được tái diễn với số mã giảm nhỉnh hơn. Các mã VTP (-4,23%), CMG (-2,26%), HDG (-1,46%), HAH (-1,58%), SZC (-1,05%), YEG (-2,36%), CSV (-3,53%) gặp lực bán chốt lời mạnh hơn so với mặt bằng chung.

Trong khi đó, các mã BCG (+2,02%), VGC (+1,37%), MSH (+4,77%), KDC (+2,91%), IMP (+3,13%), CTI (+2,12%), EIB (+2,6%), GIL (+3,02%) lại đi ngược chiều.

Trên HNX, một số cơ hội rời rạc xuất hiện ở PVG (+9%), NTP (+3,6%), TMB (+2,9%), DDV (+3,8%), PHP (+7,5%), DRI (+4,7%). Tuy nhiên, 2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index thực tế đều chưa sẵn sàng tăng điểm khi lần lượt đóng cửa dưới tham chiếu, giảm 0,08% và 0,07%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 1.600 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về kinh tế toàn cầu

Sự chú ý của thị trường hiện đang hướng đến dữ liệu lạm phát của Mỹ, được công bố trong tuần này, và một loạt báo cáo về lợi nhuận doanh nghiệp.

Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại về chính sách lãi suất của Mỹ Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á

Thị trường liên tục giảm điểm, nhà đầu tư có đang quá tiêu cực?

Tháng 1 là thời gian rất quan trọng, nếu tháng 1 tích cực thì cả năm cũng sẽ tích cực. Năm nay, tháng 1 khá xấu, với mức giảm từ đầu năm khoảng 4%, ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc Kinh doanh Số, Công ty CP Chứng khoán VPBank cho biết.

Bóng dáng Dragon Capital trong các đợt phát hành riêng lẻ của Chứng khoán Vietcap và MBS Giám đốc Dragon Capital: “Chu kỳ đầu tư mạnh mẽ đang dần hiện hữu, thị trường Việt Nam là cơ hội tốt”

Các quỹ mở “làm ăn” thế nào trong năm 2024?

Trong 1 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam (VN-Index) đã ghi nhận mức tăng trưởng chỉ đạt 12,11%. Trong bối cảnh đó, nhiều quỹ đầu tư đã có kết quả kinh doanh tốt, thậm chí là còn vượt đỉnh cũ khi VN-Index còn đang lanh quanh ở mốc 1.180-1.280 điểm.

Quỹ ngoại quy mô 21.000 tỷ tiết lộ lý do đặt cược lớn vào cổ phiếu ngân hàng vừa vượt đỉnh Được dự báo sẽ sớm vượt Singapore, Thái Lan, Việt Nam sẽ cần bao lâu để quy mô GDP vượt mốc 1.000 tỷ USD?

Cổ phiếu của Viglacera mất gần 6 tháng để trở lại xu hướng tăng dài hạn

Bất chấp thị trường chứng khoán đang thể hiện những vận động bất ổn tuần qua, cổ phiếu VGC của Tổng Công ty Viglacera vẫn hoàn tất tuần tăng giá thứ 3 liên tiếp. Đáng chú ý, VGC đã trở lại với xu hướng tăng dài hạn.

Hạ tầng Gelex sắp “bỏ túi” hơn 280 tỷ đồng cổ tức từ Viglacera Tập đoàn GELEX trở thành cổ đông lớn tại Seaprodex

Chứng khoán HSC tạm ứng cổ tức tiền mặt vào cuối tháng 02/2025

CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh vừa có công bố thông tin bất thường về việc tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt và quyết định tái bổ nhiệm ông Trịnh Hoài Giang ở vị trí Tổng Giám đốc cho nhiệm kỳ 2025-2030.

Chứng khoán HSC công bố tăng vốn tỷ lệ 2:1, giá phát hành gần 1/3 thị giá ĐHĐCĐ bất thường HSC: Thông qua kế hoạch tăng vốn, dự báo lợi nhuận năm 2024 tăng 55%

Giám đốc Dragon Capital: “Chu kỳ đầu tư mạnh mẽ đang dần hiện hữu, thị trường Việt Nam là cơ hội tốt”

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc đầu tư Dragon Capital đưa ra những dự báo lạc quan về tăng trưởng GDP cũng như thị trường chứng khoán, khả năng nâng hạng thị trường, tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp và cho rằng chu kỳ đầu tư mạnh mẽ đang dần hiệu hữu.

Dragon Capital bán ròng hơn 11 triệu cổ phiếu DXG, giảm sở hữu xuống dưới 10% Bóng dáng Dragon Capital trong các đợt phát hành riêng lẻ của Chứng khoán Vietcap và MBS