"Giấc mơ sầu riêng" của Trung Quốc sụp đổ ngay vụ đầu tiên

Trung Quốc ôm mộng xuất khẩu sầu riêng sang ĐNÁ nhưng hiện bất thành.

"Giấc mơ sầu riêng" của Trung Quốc sụp đổ ngay vụ đầu tiên

Lô sầu riêng trồng trong nước của Trung Quốc trước đó được kỳ vọng có thể tung ra thị trường trong tháng này, tuy nhiên, theo SCMP, có thể sẽ phải mất nhiều năm nữa đại đa số người tiêu dùng mới có thể mua chúng do sản lượng dự kiến giảm mạnh trong những tháng gần đây.

Tại Hải Nam, nông dân đang chuẩn bị vụ thu hoạch sầu riêng nội địa quy mô lớn đầu tiên sau hơn 4 năm canh tác. Họ khao khát kiếm tiền trong bối cảnh nhu cầu trong nước ngày càng tăng đối với loại quả thơm ngon có nguồn gốc từ Đông Nam Á.

Tuy nhiên, theo Feng Xuejie, giám đốc Viện Cây ăn quả Nhiệt đới tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Hải Nam kiêm nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Hải Nam, sản lượng sầu riêng ước tính chỉ đạt 50 tấn, tức 0,005% tổng lượng sầu riêng tiêu thụ ở Trung Quốc trong năm nay. Con số này thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu 2.450 tấn được đặt ra trước đó.

Tháng trước, hãng truyền thông Red Star News dẫn lời Feng cho biết kỳ vọng trong tháng 3 đã được “đánh giá quá cao” bởi chưa có diện tích lớn nào ra quả.

“Một số lô sầu riêng đang ra hoa, một số thì không”, ông nói, đồng thời cho biết người Trung Quốc tiêu thụ khoảng 1 triệu tấn sầu riêng mỗi năm. “Một số cây sầu riêng đang ra hoa, chưa trưởng thành nên không thể cho nhiều trái”.

Theo các chuyên gia, có thể mất vài năm nữa Hải Nam mới có thể sản xuất đủ sầu riêng để giảm giá trong nước. Nông dân Trung Quốc bắt đầu khai thác khoảng 206.000 ha đất trồng trái cây nhiệt đới ở tỉnh Hải Nam vào những năm 1950. Công cuộc trồng sầu riêng - loại quả hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận chính cho địa phương, đã phát triển mạnh vào năm 2020 nhờ công nghệ thúc đẩy chu kỳ tăng trưởng.

1x-1-29-4948.jpg

Trung Quốc ôm mộng xuất khẩu sầu riêng sang ĐNÁ nhưng hiện bất thành.

Quảng cáo

Trước đó, CCTV báo cáo hồi tháng 3 rằng các đồn điền sầu riêng trải dài gần 700 ha. Tuy nhiên, theo ông Feng, tổng diện tích chỉ khoảng 70 ha. Ông kỳ vọng con số này sẽ được cải thiện đáng kể trong vòng 3-5 năm, đồng thời cho biết giá sầu riêng trong nước có thể sẽ không bị ảnh hưởng cho đến khi tổng diện tích trồng trọt vượt quá 20.000-30.000 ha.

Được biết, số sầu riêng thu hoạch trong tháng này sẽ được phân bổ cho các khách hàng tiềm năng để phát triển thị trường và phần còn lại có thể sẽ được tiêu thụ bởi khách du lịch địa phương.

“Hệ thống nhân giống độc lập của Trung Quốc đang được thiết lập và họ đang cố gắng trồng các giống sầu riêng mới để hỗ trợ phát triển công nghiệp”, ông Feng nói.

Trung Quốc đang đặt cược rằng việc trồng sầu riêng trong nước sẽ giúp hạ nhiệt về giá, nhất là trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng cao. Tuy nhiên, mấu chốt ở đây là liệu người tiêu dùng có thấy ngon miệng hay không khi so sánh chúng với sầu riêng nhập khẩu từ Đông Nam Á.

Theo SCMP, người tiêu dùng hiện có thể phải trả khoảng 349 nhân dân tệ (50 USD) cho 7kg (15lbs) sầu riêng từ Việt Nam trên trang thương mại điện tử JD.com, tuy nhiên, phải đặt hàng trước. Sầu riêng từ Thái Lan và Malaysia hiện đang cháy hàng trên siêu thị Tmall, nền tảng mua sắm trực tuyến do Taobao điều hành.

Theo SCMP, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 824.000 tấn sầu riêng tươi trị giá hơn 4 tỷ USD vào năm ngoái, tăng gấp 4 lần so với năm 2017. Du Baizhong, Tổng Giám đốc Công ty Nông nghiệp Youqi Hải Nam, dự kiến sẽ sản xuất tới 50 tấn sầu riêng trong năm nay sau khi cử chuyên gia đến Đông Nam Á nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm. Được biết, công ty này đã tìm ra cách tự động hóa quá trình phân phối nước, phân bón và theo dõi thời tiết.

Theo các chuyên gia, trái cây nhiệt đới sẽ sớm có thể được xuất khẩu từ Trung Quốc sang Đông Nam Á. Ông Adam McCarty, nhà kinh tế trưởng của Mekong Economics cho biết, chúng có thể đi qua biên giới đất liền và vào Việt Nam.

“Có rất nhiều trái cây Trung Quốc trên thị trường, như táo và cam. Hạn sử dụng của chúng cực kỳ lâu”, ông nói.

Trong khi đó, tại Philippines, giới chức đã bắt đầu đặt câu hỏi về giá trị của quan hệ đối tác thương mại khu vực. Thượng nghị sĩ Philippines Imee Marcos thắc mắc rằng liệu có “thực tế” hay không khi kỳ vọng Trung Quốc sẽ mua tất cả sầu riêng trong nước. Nông dân ai nấy đều kỳ vọng sau khi Bắc Kinh và Manila ký thỏa thuận xuất khẩu trái cây trị giá 2 tỷ USD.

Trong khi đó, tại Thái Lan, doanh số bán trái cây đang được thúc đẩy. Được biết nước này đã bán tổng khối lượng sầu riêng trị giá 3,1 tỷ USD cho Trung Quốc vào năm ngoái, chiếm 96,2% kim ngạch xuất khẩu. Chính phủ Thái Lan tin tưởng xuất khẩu sầu riêng, măng cụt, nhãn, xoài và dừa ra thế giới có thể đạt 5,83 tỷ USD, theo SCMP.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc