Giá vàng thế giới sẽ ra sao sau một tuần giảm mạnh?

Dù vàng đang được hỗ trợ mạnh bởi lực cầu trú ẩn an toàn, nhưng theo các chuyên gia, sức mạnh của đồng bạc xanh và lợi suất trái phiếu có thể gây áp lực lên vàng.

Giá vàng thế giới sẽ ra sao sau một tuần giảm mạnh?
Ảnh minh họa

Rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới có xu hướng giảm với vàng giao ngay giảm 7,4 USD so với mức chốt phiên tuần trước lên 2.656,9 USD/ounce.

Sau một tuần đón nhận nhiều báo cáo quan trọng, thị trường tuần này dự báo sẽ trầm lắng hơn khi có ít dữ liệu có thể tác động đến hướng đi của giá. Thông tin quan trọng nhất được giới đầu tư quan tâm là dữ liệu bán lẻ của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Năm. Trong tuần, thị trường cũng chờ đợi quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu, kết quả khảo sát trong lĩnh vực sản xuất của Empire State, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hằng tuần.

Vào tuần trước, vàng đã phải đối mặt với nhiều khó khăn và không tìm thấy bất kỳ động lực tăng giá nào từ các dữ liệu kinh tế. Mặc dù vậy, kim loại quý này vẫn giữ vững vị thế và cho thấy sức bền với một đợt tăng giá ổn định trong các phiên giao dịch cuối tuần.

Kết quả khảo sát vàng hằng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy, chỉ một số ít chuyên gia trong ngành kỳ vọng giá sẽ tăng vào tuần tới, trong khi phần lớn các nhà đầu tư bán lẻ vẫn lạc quan về kim loại quý này.

Giám đốc điều hành Marc Chandler của Bannockburn Global Forex dự báo giá vàng sẽ giảm vào tuần này. Dù vàng đã bật lên 2.650 USD/ounce sau dữ liệu PPI, nhưng ông cho rằng, kim loại quý này có thể sẽ kiểm tra lại mức 2.600 USD/ounce, thậm chí là mức 2.580 USD/ounce trong tuần này. Chandler giải thích, nhu cầu trú ẩn do lo ngại căng thẳng tại Trung Đông đang hỗ trợ vàng, nhưng lợi suất cao hơn và đồng USD mạnh có thể gây áp lực lên kim loại quý này.

Quảng cáo
Nguồn Kitco


Trong khi đó, chiến lược gia thị trường cấp cao James Stanley của Forex.com lại tỏ ra lạc quan về vàng trong ngắn hạn khi nhìn vào sức mạnh của kim loại quý này trong thời gian gần đây. Theo ông, sự bứt phá của đồng USD cùng các dữ liệu kinh tế mạnh mẽ đã có thể khiến vàng giảm sâu hơn, nhưng thực tế cho thấy, đợt giảm của vàng vừa qua tương đối nông. Điều đó cho thấy, lực mua kim loại màu vàng vẫn chưa kết thúc.

Cùng quan điểm, nhà môi giới hàng hóa cấp cao Daniel Pavilonis của RJO Futures cũng tin đà tăng của vàng vẫn chưa hết khi đề cập đến những lo ngại liên quan đến tình hình tại Trung Đông, những vấn đề liên quan đến cuộc bầu cử sắp tới cùng với quá trình phi đô-la hóa. Ông cho rằng, tất cả tạo nên một kịch bản hoàn hảo cho vàng.

Chiến lược gia tiền tệ Adam Button của Forexlive.com cũng đánh giá cao sức mạnh của vàng trong tuần qua. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng, trong ngắn hạn, vàng có thể sẽ tiếp tục giai đoạn củng cố như những tuần vừa qua khi giằng co giữa các yếu tố khách quan.

Tại thị trường trong nước, chốt phiên giao dịch tuần trước, cả giá vàng miếng và vàng nhẫn được duy trì ổn định.

Vàng miếng SJC đang được các ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank và các công ty vàng bạc đá quý bán ra ở mức 84,5 triệu đồng/lượng. Ở chiều mua, giá vàng các thương hiệu được niêm yết ở mức 82,5 triệu đồng/lượng.

Đối với vàng nhẫn SJC đang được niêm yết ở mức 81,5 triệu đồng/lượng mua vào và 82,8 triệu đồng/lượng bán ra.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Vàng - Tiền

Nhu cầu trú ẩn an toàn tiếp tục đẩy giá vàng lên cao

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng nay, đánh dấu phiên tăng thứ 3 liên tiếp khi các nhà đầu tư đang tìm đến nhu cầu trú ẩn an toàn do căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Tiếp đà tăng mạnh, giá vàng thế giới lên cao nhất 1 tuần Vàng miếng SJC và vàng nhẫn tiếp tục tăng cả triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng nối dài đà tăng khi đồng USD yếu và căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Giá vàng chạm mức cao nhất một tuần vào chiều 20/11, đánh dấu phiên tăng thứ ba liên tiếp nhờ đồng USD yếu hơn và căng thẳng Nga-Ukraine leo thang làm tăng nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn.

Giá vàng tăng gần 2% khi đồng USD chững lại Giá vàng châu Á đạt đỉnh một tuần do đồng USD suy yếu