Giá vàng không ngừng tăng mạnh bởi kỳ vọng về một Fed “mềm mỏng”

Các dữ liệu mới nhất củng cố cho quan điểm Fed sẽ đỡ cứng rắn hơn trước thời điểm cuối năm nay, yếu tố này được cho sẽ hỗ trợ cho giá vàng.

Phiên giao dịch ngày thứ Ba, giá vàng tăng hơn 1% lên ngưỡng cao nhất trong hơn 1 tháng.

Nguyên nhân chính khiến giá vàng tăng chính là đồng USD hạ giá và lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ hạ, nhiều nhà đầu tư tin rằng các số liệu kinh tế gần đây tạo điều kiện để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hãm đà nâng lãi suất.

Đóng cửa phiên giao dịch trên thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 1,25% lên 1.980,8USD/ounce.

Chỉ số đồng USD hiện giao dịch ở ngưỡng thấp nhất trong 1 năm, chính vì vậy vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư sở hữu nhiều loại tiền tệ khác. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 1 năm giảm đến ngày thứ 2 liên tiếp.

Chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại Kitco, ông Jim Wyckofff, nhận định: “Giá vàng có thể vượt ngưỡng 2.000USD/ounce nếu các số liệu chuẩn bị công bố cho thấy Fed sẽ “nhẹ tay” hơn sau khi nâng lãi suất vào tháng này”.

Nhà đầu tư trên thị trường vàng đồng thời đón nhận thông tin cho thấy doanh số bán lẻ tại Mỹ tăng thấp hơn so với kỳ vọng trong tháng 6/2023, dù rằng tiêu dùng người dân vẫn ở ngưỡng vững vàng.

Các dữ liệu mới nhất củng cố cho quan điểm Fed sẽ đỡ cứng rắn hơn trước thời điểm cuối năm nay, yếu tố này được cho sẽ hỗ trợ cho giá vàng. Tuy nhiên, giá vàng có thể về ngưỡng 1.900USD/ounce nếu ngân hàng trung ương bỗng nhiên thay đổi lập trường.

Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ loại tài sản không mang lại lợi suất.

“Giá vàng hiện đã chạm ngưỡng kỹ thuật từ 1.980-1.985USD/ounce. Giá vàng cần phải vượt qua được ngưỡng này mới có thể chạm được mốc 2.000USD/ounce một cách ổn định và vững vàng”, chuyên gia phân tích thị trường tại City Index – ông Fawad Razaqzada khẳng định.

“Việc giá vàng duy trì trên ngưỡng 1.900USD/ounce dù rằng các thành viên thị trường đều đang kỳ vọng Fed nâng lãi suất trong tháng 7/2023 có thể coi như chỉ báo rõ ràng nhất về niềm tin của thị trường. Chính sách của Fed sẽ là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến thị trường vàng trong vài tháng tới. Việc lãi suất tăng cao hơn trong thời gian dài hơn sẽ là tiêu cực với giá vàng. Diễn biến hiện tại của giá vàng đồng nghĩa có thể kỳ vọng thị trường chưa phản ánh đầy đủ”, chuyên gia về kim loại quý tại Gainesville Coins – ông Everett Millman nói với Kitco News.

Quảng cáo

Fed hiện vẫn đang tính toán về ít nhất 2 lần nâng lãi suất trong năm nay, các thành viên thị trường hiện đang dự báo về khả năng Fed nâng lãi suất 25 điểm cơ bản lên đến 96% trong cuộc họp vào tháng 7/2023. Thị trường hiện chưa dự báo rõ ràng về khả năng nâng lãi suất lần thứ 2, chính vì vậy các chuyên gia phân tích đang dự báo thận trọng về triển vọng giá vàng trong ngắn hạn.

“Nếu có điều gì đó đáng để lưu tâm, người ta sẽ lạc quan về giá vàng nếu trong trường hợp Fed sẽ có sự điều chỉnh nhanh chóng và chấm dứt quá trình siết chặt tiền tệ. Ở thời điểm này, hiện vẫn còn quá sớm để quá lạc quan”, trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa tại công ty chứng khoán TD Securities, ông Bart Melek, nói với Kitco News.

Dù rằng tình hình lạm phát bắt đầu đã tích cực hơn, nhưng “cuộc chiến” lạm phát vẫn còn dài, đặc biệt nếu xét đến việc giá năng lượng tăng chóng mặt trong thời gian gần đây. “Chúng ta đã chứng kiến việc giá dầu tăng khi OPEC bắt đầu giảm sản lượng. Lợi ích lớn mà chúng ta nhận được từ năng lượng giá rẻ có thể đảo chiều trong những tháng tới”, ông Melek cảnh báo.

Ông Melek khẳng định diễn biến mới nhất của giá vàng sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn, chủ yếu do hoạt động mua bù thiếu: “Chắc chắn sẽ có những sự đảo chiều. Việc giá vàng tăng diễn ra trong thời gian quá ngắn và rủi ro đảo chiều vẫn quá lớn”, ông Melek chỉ ra.

Ngưỡng kháng cự hiện tại là từ 1.966 đến 1.970USD/ounce, ngưỡng hỗ trợ là 1.930 và sau đó đến 1.900 và 1.896USD/ounce, ông Melek phân tích.

Những thông tin kinh tế quan trọng trong tuần bao gồm: chỉ số của ngành sản xuất Empire State Manufacturing, doanh số bán lẻ Mỹ, sản xuất công nghiệp Mỹ, bài phát biểu của phó chủ tịch Fed, số lượng nhà xây mới tại Mỹ, số lượng giấy phép xây dựng tại Mỹ, số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu, chỉ số sản xuất khu vực Philadelphia, doanh số bán nhà đang sử dụng.

Lạm phát tại Mỹ trong tháng trước hạ nhiệt xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 2 năm, áp lực tăng của giá cả hàng hóa hạ nhiệt nhiều hơn so với kỳ vọng, theo Wall Street Journal.

Bộ Lao động công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2023 tăng 3% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng 9,1% vào tháng 6/2022 và 4% so với tháng 4/2023. Lần gần nhất lạm phát Mỹ tăng 3% là vào tháng 3/2021.

Dù vậy, lạm phát Mỹ hiện vẫn ở trên ngưỡng mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Các quan chức Mỹ hiện đã phát đi thông điệp rằng nhiều khả năng họ sẽ tiếp tục nâng lãi suất lên ngưỡng cao nhất trong 22 năm vào cuộc họp vào ngày 25 và 26/7/2023 sau khi gần đây xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh tế tăng trưởng vượt kỳ vọng.

Số liệu lạm phát Mỹ vào ngày thứ Tư tuần này tuy nhiên sẽ không thể thay đổi quan điểm đó.

Trong tháng trước, giới chức duy trì lãi suất liên bang trong ngưỡng từ 5% cho đến 5,25%, đây là lần hãm phanh lãi suất đầu tiên sau 10 lần nâng liên tiếp tính từ tháng 3/2022 khi Fed bắt đầu nâng lãi suất. Trong cuộc họp bàn chính sách vào tháng 6/2023, phần lớn các quan chức đã dự báo về thêm hai lần nâng lãi suất trong năm nay.

Chỉ số giá tiêu dùng lõi, không tính đến giá thực phẩm và năng lượng, so với cùng kỳ năm trước tăng 4,8% trong tháng 6/2023, đây là ngưỡng tăng chậm nhất tính từ tháng 10/2021 và giảm đáng kể từ mức 5,3%. Các chuyên gia kinh tế đã dự báo về việc chỉ số giá tiêu dùng lõi tăng 5%.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên