Giá năng lượng tăng có thể buộc các quán rượu ở Anh phải đóng cửa

Các quán rượu – một trụ cột của đời sống xã hội Anh trong nhiều thế kỷ đang đối mặt nguy cơ phải đóng cửa vì giá năng lượng tăng mạnh.

Các quán rượu – một trụ cột của đời sống xã hội Anh trong nhiều thế kỷ - đang đối mặt nguy cơ phải đóng cửa vì giá năng lượng tăng mạnh, khiến các công ty hàng đầu trong ngành sản xuất bia rượu ở nước này thúc giục chính phủ vào cuộc.

Theo giới quan sát, các quán rượu tại nước Anh đang trải qua giai đoạn rất tồi tệ. Trước đó, họ đã chịu tình trạng kinh doanh sa sút do các hạn chế đi lại và yêu cầu giữ khoảng cách xã hội trong mùa dịch. Giờ đây, các vấn đề kéo dài về chuỗi cung ứng và những tác động từ xung đột tại Ukraine đang làm tình hình thêm xấu đi.

Sáu trong số các công ty sản xuất bia và chủ quán rượu lớn nhất của nước Anh cho biết hóa đơn của một số quán rượu đã tăng gấp ba lần trong năm nay, như một phần của cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt rộng lớn đang ảnh hưởng tới toàn xã hội Anh.

Giám đốc điều hành Nick Mackenzie của tập đoàn sản xuất và bán lẻ bia rượu Greene King cho biết, một quán rượu trong chuỗi 2.700 quán của họ đã ghi nhận mức tăng tới 33.000 bảng Anh (38.600 USD) trong hóa đơn năng lượng vào năm nay.

Quảng cáo

Ông Mackenzie chỉ ra rằng trong khi chính phủ đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ các hộ gia đình đối phó với tình trạng giá cả tăng vọt, các doanh nghiệp đang phải “tự bơi” và tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn vào mùa Thu.

Theo ông, nếu không có sự can thiệp ngay lập tức của chính phủ, các quán rượu sẽ đối mặt với viễn cảnh không thể thanh toán hóa đơn, mất việc làm và đóng cửa hàng loạt trên toàn quốc. Điều này có nghĩa là tất cả những nỗ lực để giữ cho các quán rượu mở cửa trong mùa dịch sẽ bị lãng phí.

Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt của Anh xảy ra khi lạm phát tại nước này tăng lên mức cao nhất trong 40 năm. Tuần trước, cơ quan quản lý năng lượng Ofgem đã công bố tăng giá trần khí đốt và điện thêm tới 80% cho các hộ gia đình trung bình từ tháng 10, với các hóa đơn thậm chí dự kiến còn cao hơn từ tháng 1/2023.

Tuy nhiên, chính sách áp trần giá năng lượng không áp dụng cho các doanh nghiệp. Các công ty trong lĩnh vực sản xuất bia rượu – gồm Greene King, JW Lees, Carlsberg Marston's, Admiral Taverns, Drake & Morgan và St Austell Brewery - đã thúc giục chính phủ mở rộng biện pháp hỗ trợ này cho các doanh nghiệp trong ngành.

Các nhà hàng và quán ăn độc lập - bao gồm cả những cửa hàng bán món ăn nổi tiếng của Anh là cá rán và khoai tây chiên - cũng bày tỏ lo ngại. Xung đột ở Ukraine đã khiến giá món cá chiên giòn tăng cao, do thuế nhập khẩu cá trắng từ Nga tăng trong khi nguồn cung dầu thực vật từ Ukraine giảm.

Tổ chức The British Takeaway Campaign chuyên về ngành thực phẩm Anh cho biết một số cửa hàng hiện đang báo cáo phải chi trả hóa đơn năng lượng tăng gấp 8 lần. Tổ chức này kêu gọi chính phủ có các khoản trợ cấp cho các doanh nghiệp nhỏ, tạm thời cắt giảm thuế bán hàng (VAT) và thuế kinh doanh, cùng với “đóng băng” việc áp dụng các quy định mới làm gia tăng khó khăn cho ngành này./.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt

Ngân hàng Thế giới bổ sung vốn kỷ lục lên đến 100 tỷ USD cho phát triển toàn cầu

Số tiền khổng lồ sẽ được dùng để hỗ trợ 78 quốc gia có thu nhập thấp, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và ứng phó với Biến đổi Khí hậu.

WB: Lượng kiều hối toàn cầu tăng chậm đáng kể trong năm 2022 Nguyên nhân khiến WB cảnh báo về một thập kỷ mất mát của kinh tế thế giới

"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản

Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.

Ngành hàng chứng kiến làn sóng phá sản mạnh mẽ nhất tại Mỹ LDG bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cổ phiếu dư bán sàn khối lượng lớn

ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có.

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.

Đồng yen của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong gần hai tháng Các tập đoàn Nhật Bản đầu tư 3,3 tỷ USD để phát triển xe tự lái sử dụng AI