Giá hồ tiêu tăng mạnh, xuất khẩu sang nhiều thị trường tăng gấp đôi

Sau cà phê và cacao, giá hồ tiêu đang tăng mạnh do thiếu hụt nguồn cung trong khi nhu cầu hồi phục mạnh mẽ, nhất là tại các thị trường chủ chốt như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc…

Giá hồ tiêu tăng mạnh, xuất khẩu sang nhiều thị trường tăng gấp đôi

Chỉ trong vòng một tháng trở lại đây, giá tiêu trong nước đã tăng 20%. So với đầu năm, giá hiện cao hơn 50% và so với cùng kỳ năm 2023 thì giá tăng gần gấp đôi.

Nguyên nhân chủ yếu do hiện tượng thời tiết El Nino gây khô hạn ở các nước sản xuất chủ chốt ảnh hưởng đến sản lượng. Mặt khác, những năm qua giá tiêu duy trì ở mức thấp khiến người trồng tiêu không mặn mà với loại cây này, dẫn tới diện tích sụt giảm. Nhiều vườn tiêu già cỗi bị thay thế bằng những loại cây trồng khác đặc biệt là sầu riêng. Trong khi đó, nhu cầu tiêu trên toàn cầu tiếp tục hồi phục sau đại dịch COVID-19. Đặc biệt, hiện Trung Quốc bắt đầu quay trở lại nhập khẩu sau thời gian dài vắng bóng giúp nhu cầu tăng vọt.

Giá hồ tiêu trong nước hiện ở mức 119.000 – 120.000 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá tiêu đen Việt Nam loại 500 g/l hiện giao dịch ở mức 4.800 USD/tấn, loại 550 g/l mức 5.000 USD/tấn; tiêu trắng ở mức 7.200 USD/tấn. Tiêu đen Lampung (Indonesia) hiện có giá 5.121 USD/tấn, tiêu đen Brazil ASTA 570 giá 5.000 USD/tấn; tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giá 4.900 USD/tấn.

Giá hồ tiêu trắng Muntok 7.426 USD/tấn, tăng 3,33%; giá hồ tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn. Giá tiêu tại Ấn Độ, Srilanka… cũng đang trong xu hướng tăng.

202405290114191-1211.gif

Sản lượng sụt giảm

Sản lượng hồ tiêu toàn cầu niên vụ 2023/2024 ước tính giảm do sản lượng từ các nước sản xuất chủ chốt. Theo đó, ước tính sản lượng hồ tiêu năm 2024 của Việt Nam sẽ giảm khoảng 10 - 15%. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại các quốc gia sản xuất hồ tiêu với quy mô lớn như Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Sri Lanka, Brazil...Sản lượng của Ấn Độ năm nay ước tính giảm 20%, Indonesia giảm 20 - 30% và Brazil giảm 15%.

Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) đánh giá, năm nay sản lượng hồ tiêu của Việt Nam dự báo chỉ đạt 160.000 - 1.000 tấn, giảm 10 – 15% so với năm 2023 - mức thấp nhất trong vòng 5 năm gần đây, do diện tích bị thu hẹp sau giai đoạn dài giá xuống thấp, cùng với đó là tác động của El Nino.

Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho rằng, với tình hình hiện tại, sản lượng hồ tiêu toàn cầu chưa thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong 3-5 năm tới.

Quảng cáo

Nhu cầu tiêu hồi phục

Gần đây, nhu cầu tiêu thụ từ Mỹ, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu tăng cao. Xu hướng này dự kiến sẽ còn tiếp diễn.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hàng hóa Malaysia, Datuk Seri Johari Abdul Ghani dự kiến nhu cầu hồ tiêu toàn cầu được sẽ tiếp tục quỹ đạo tăng trong năm 2024 và 2025. Lý do bởi tiềm năng ứng dụng của hồ tiêu trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm dược phẩm và mỹ phẩm… thúc đẩy xu hướng tiêu thụ gia tăng tích cực.

Xuất khẩu sang một số thị trường tăng nhanh

Theo VPSA, trong tháng 4 đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 83.067 tấn hồ tiêu các loại; trong đó tiêu đen đạt 73.555 tấn, tiêu trắng đạt 9.512 tấn. Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu đạt 352 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu giảm 19,4%, tuy nhiên kim ngạch lại tăng 10,3%. Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen 4 tháng đạt 4.065 USD/tấn, tiêu trắng đạt 5.678 USD/tấn, tăng lần lượt 19,4% đối với tiêu đen và 14,5% đối với tiêu trắng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 27,4% và so cùng kỳ tăng 45,2%; xuất khẩu sang châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 36,2%, tuy nhiên so với cùng kỳ đã giảm 52%.

Theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu đạt 82.970 tấn, tương đương 351,91 triệu USD, giá trung bình 4.241,5 USD/tấn, giảm 19% về lượng nhưng tăng 11% về kim ngạch và tăng 37,4% về giá so với cùng kỳ năm 2023.

Đáng chú ý, xuất khẩu sang một số thị trường tăng rất mạnh. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ và Đức – 2 thị trường lớn nhất, đếu tăng. Xuất khẩu sang Mỹ tăng 45% về khối lượng và 60% về kim ngạch; sanmg Đức tăng 109% về khối lượng và 147% về kim ngạch. Xuất khẩu sang Hàn Quốc, Pakistan, Italia cũng tăng rất mạnh, đạt 2 đến 3 con số.

Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ - thị trường xuất khẩu số 1- đạt 22.766 tấn, tương đương 100,07 triệu USD, chiếm 27,4% trong tổng lượng và chiếm 28,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của cả nước, tăng 45,7% về lượng, tăng 60% kim ngạch so với cùng kỳ 4 tháng đầu năm 2023, giá tăng 9,9%, đạt 4.395,6 USD/tấn. Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Đức đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt 5.503 tấn, tương đương 26,23 triệu USD, giá 4.767 USD/tấn, tăng 108,8% về lượng, tăng 147% về kim ngạch và giá tăng 18,4%; chiếm trên 6,6% trong tổng lượng và chiếm 7,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của cả nước.

Xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ tăng 26,3% về lượng, tăng 59% kim ngạch và tăng 25,9% về giá so với cùng kỳ 4 tháng đầu năm 2023, đạt 5.557 tấn, tương đương 22,37 triệu USD, giá 4.026 USD/tấn, chiếm 6,7% trong tổng lượng và chiếm 6,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của cả nước.

202405290114192-6115.gif

Với thực tế là nguồn cung hồ tiêu sẽ chưa thể sớm được cải thiện, khoảng cách cung – cầu sẽ còn tiếp diễn, các chuyên gia nhận định giá sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, kỳ vọng có thể đưa hồ tiêu trở lại CLB xuất khẩu tỷ USD của nước ta sau 6 năm bị xuống hạng.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Giá gạo châu Á đồng loạt giảm mạnh

Giá gạo trên khắp các trung tâm lúa gạo lớn của châu Á tuần này đều giảm sau khi Ấn Độ liên tục bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với các loại gạo. So với cách đây một tháng, giá gạo xuất khẩu của các nước châu Á đã giảm khoảng 10%.

Giá gạo Ấn Độ neo gần mức thấp nhất một năm Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, giá gạo thế giới có thể giảm thêm nữa

Tỷ lệ xuất khẩu gạo giảm ở các trung tâm lớn châu Á

Sau khi Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với gạo và làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư cung trên thị trường, tỷ lệ xuất khẩu gạo đã giảm tại các trung tâm lớn của châu Á.

Xuất khẩu gạo của Thái Lan năm nay dự kiến cao hơn năm ngoái Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, giá gạo thế giới có thể giảm thêm nữa

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ được thúc đẩy sau loạt biện pháp hỗ trợ tích cực

Lượng gạo xuất khẩu tăng từ Ấn Độ sẽ giúp mở rộng nguồn cung gạo toàn cầu nói chung, đồng thời làm giảm giá quốc tế bằng cách buộc các nước xuất khẩu lớn khác phải giảm giá.

Giá gạo Ấn Độ neo gần mức thấp nhất một năm Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, giá gạo thế giới có thể giảm thêm nữa

Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, giá gạo thế giới có thể giảm thêm nữa

Ấn Độ hôm thứ Ba (22/10) đã bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với gạo đồ do lượng hàng tồn kho tăng vọt trong bối cảnh quốc gia này chuẩn bị sản xuất một vụ mùa bội thu nhờ mưa thuận gió hòa.

Hoạt động xuất khẩu gạo của Ấn Độ gặp ách tắc Giá gạo Ấn Độ neo gần mức thấp nhất một năm

Giá gạo xuất khẩu ở thị trường châu Á chạm mức thấp nhất trong hơn một năm

Gạo Ấn Độ được chào bán ở mức 490-495 USD/tấn trong tuần này, mức thấp nhất kể từ tháng Tám năm ngoái; giá gạo Thái Lan cũng giảm nhẹ xuống còn 510 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2023.

Giá gạo Ấn Độ và Thái Lan đồng loạt tăng Thị trường nông sản: Giá gạo Ấn Độ chạm đáy ba tháng do nhu cầu yếu