Nhu cầu tăng mạnh, sản lượng vụ năm 2024 dự báo giảm giúp giá hồ tiêu tăng cao

Mặc dù đang là thời điểm thu hoạch rộ nhưng giá hồ tiêu trong nước liên tục tăng ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, ngày 21/02 giá tiêu đồng loạt tăng 2.000 đồng/kg, tại các khu vực trọng điểm và giao dịch quanh mức 86.500 – 89.500 đồng/kg.

Nhu cầu tăng mạnh, sản lượng vụ mùa năm 2024 dự báo giảm giúp giá hồ tiêu tăng cao
Nhu cầu tăng mạnh, sản lượng vụ mùa năm 2024 dự báo giảm giúp giá hồ tiêu tăng cao

Giá hồ tiêu trong nước liên tục tăng ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Giá thấp nhất tại Đồng Nai, Gia Lai cùng giao dịch ở mức 85.000 đồng/kg; tại Bà Rịa - Vũng Tàu có giá 87.000 đồng/kg; tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông ở mức 87.500 đồng/kg. Riêng Bình Phước có giá cao nhất 88.000 đồng/kg.

Xuất khẩu hồ tiêu năm 2024 nhiều tín hiệu lạc quan

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), giá tiêu tăng mạnh do nhu cầu đáng kể từ Mỹ, EU, châu Á và châu Phi đối với các đơn hàng giao ngay trong quý I/2024, trong khi lượng tồn kho sụt giảm. Niên vụ mới đang vào vụ thu hoạch nhưng sản lượng hạt tiêu năm nay của Việt Nam có thể sẽ giảm khoảng 10-15%, xuống còn 160.000-165.000 tấn.

Còn theo Hiệp hội Hạt tiêu Quốc tế (IPC), hạt tiêu thế giới đang bước vào vụ thu hoạch chính diễn ra tại các quốc gia sản xuất hàng đầu gồm Việt Nam, Ấn Độ và miền Nam của Brazil. Năm 2024, do tác động của biến đổi khí hậu và không có nhiều diện tích trồng mới ở các nước sản xuất lớn trong những năm gần đây, nên sản lượng hạt tiêu toàn cầu dự kiến sẽ giảm 1,1% tương đương 6.000 tấn. Brazil và Ấn Độ được dự báo tăng sản lượng trong năm 2024, trong khi giảm tại Việt Nam.

Cục Xuất nhập khẩu (XNK) - Bộ Công Thương dự báo giá hạt tiêu thế giới vẫn sẽ duy trì ở mức cao ngay cả khi Việt Nam đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch mới. Năm nay, người trồng hạt tiêu Việt Nam không ồ ạt bán ra như những vụ trước do có sự hỗ trợ của giá nông sản khác như sầu riêng, cà phê tăng cao.

Bên cạnh đó, thị trường kỳ vọng FED sẽ cắt giảm lãi suất tại kỳ họp sắp tới sẽ hỗ trợ giá cả hàng hóa khởi sắc trở lại, trong khi các nước nhập khẩu sẽ tăng mua do lượng dự trữ đã cạn kiệt và mối lo thiếu hụt nguồn cung từ các quốc gia sản xuất hàng đầu. Nhiều khả năng trên thị trường hạt tiêu thế giới sẽ xảy ra hiện tượng tranh mua đẩy giá lên cao như năm 2021.

“Xuất khẩu hạt tiêu năm 2024 sẽ thuận lợi về giá. Sản lượng hạt tiêu vụ mùa năm 2024 của Việt Nam dự báo giảm, mặc dù tình hình kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, tuy nhiên, các doanh nghiệp bắt buộc phải mua hàng dự trữ để bù đắp cho những thiếu hụt nguồn cung trước đó. Đây được cho là nguyên nhân khiến giá hạt tiêu tăng mạnh”, đại diện Cục XNK nhận định.

Cùng quan điểm với Cục XNK, Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) nhận định, năm 2024, sản lượng hạt tiêu toàn cầu sẽ bị thiếu hụt do biến đổi khí hậu và không có nhiều diện tích trồng mới ở các nước sản xuất lớn trong những năm gần đây, trong đó có việt Nam.

Quảng cáo

VPSA cũng cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 2/2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 5.687 tấn hồ tiêu, trong đó, tiêu đen đạt 4.886 tấn, tiêu trắng đạt 801 tấn, với tổng kim ngạch đạt 22,7 triệu USD. Các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu gồm: Olam đạt 615 tấn, Liên Thành đạt 578 tấn, và Nedspice Việt Nam đạt 570 tấn.

Còn theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 12.398 tấn hạt tiêu, trị giá 21.003 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 84,6% về lượng và tăng 84,7% về trị giá.

Các thị trường xuất khẩu chính lần lượt gồm Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, UAE… theo đó, khối lượng hồ tiêu xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 4.831 tấn, trị giá 20,020 triệu USD; so với tháng 12/2023 giảm 22,98% về lượng và giảm 20.34% về kim ngạch.

Thị trường lớn thứ hai là Đức đạt 968 tấn, trị giá 4,441 triệu USD, so với tháng 12/2023 tăng 25,87% về lượng và tăng 31,62% về giá trị xuất khẩu. Hà Lan đứng thứ ba đạt 853 tấn, trị giá 3,907 triệu USD, so với tháng 12/2023 không tăng về lượng nhưng giảm nhẹ 6% về trị giá. Hàn Quốc đạt 790 tấn, trị giá 3,221 triệu USD; UAE đạt 523 tấn, trị giá 1,866 triệu USD.

Cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tại thị trường số 1 Hoa Kỳ

Với vị thế là nguồn cung hạt tiêu số 1 thế giới nhờ nguồn cung ổn định và chất lượng đảm bảo, hạt tiêu Việt Nam sẽ thuận lợi thâm nhập vào các thị trường. Năm 2024, ngành hồ tiêu Việt Nam nhiều khả năng vẫn sẽ khai thác tốt thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU và các thị trường tiềm năng khác.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng Văn phòng Xúc tiến Thương mại Việt Nam tại New York nhận xét, năm 2023 là một năm thành công của ngành hồ tiêu Việt Nam. Việt Nam đã vượt qua các cường quốc xuất khẩu hạt tiêu khác như Trung Quốc, Ấn Độ để dẫn đầu thế giới cũng như dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Có hai yếu tố cơ bản dẫn đến thành công trên: Một là, chất lượng hạt tiêu của Việt Nam ngày càng được nâng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của nước nhập khẩu. Hai là, giá hạt tiêu Việt Nam tương đối cạnh tranh so với các cường quốc xuất khẩu hạt tiêu khác.

“Mặc dù đang là nước cung cấp hạt tiêu hàng đầu cho thị trường Mỹ nhưng Việt Nam cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại. Quảng bá thương hiệu hạt tiêu Việt Nam như là một thương hiệu quốc gia để khi nói đến hạt tiêu là người tiêu dùng Mỹ nghĩ ngay đến Việt Nam như là một quốc gia sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu thế giới cả về chất lượng cũng như số lượng”, ông Hùng nói.

VPSA dự báo, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành hạt tiêu và gia vị tới năm 2025 đạt tổng sản lượng từ 400.000 - 500.000 tấn, đạt trị giá trên dưới 2 tỷ USD.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Thị trường châu Á chiều 1/7: Giá vàng ổn định, giá dầu tăng

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch chiều ngày 1/7. Nâng đỡ tâm lý thị trường là những dự báo về khả năng thiếu hụt nguồn cung khi sức tiêu thụ nhiên liệu tăng vào mùa Hè.

Thị trường manh nha khởi sắc với phiên tăng hơn 15 điểm của VN-Index Thị trường hàng hóa châu Á: Chỉ số Nikkei lần đầu tiên vượt mốc 40.000 điểm

Thị trường dầu thế giới ghi nhận tuần tăng thứ ba liên tiếp

Giá dầu thế giới ghi nhận tuần tăng giá thứ 3 liên tiếp, dù đi xuống trong phiên giao dịch cuối tuần do nhà đầu tư cân nhắc về nhu cầu nhiên liệu suy yếu của Mỹ và xu hướng chốt lời vào cuối quý.

Lo ngại về nguồn cung đẩy giá dầu thế giới tăng nhẹ Giá dầu tăng cao do lo ngại gián đoạn nguồn cung trên toàn cầu

Ngành hàng surimi sẽ sớm gia nhập CLB tỷ đô nếu các vướng mắc được tháo gỡ

Surimi được đánh giá là sản phẩm thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao, giá thành hợp lý được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Mỗi năm surimi mang về từ 300 - 420 triệu USD, chiếm 4 - 5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm đạt trên 1,3 tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 chỉ đạt 9 tỷ USD

Cảng Cát Lái: 685 doanh nghiệp xuất nhập khẩu nợ 29 tỷ đồng phí sử dụng hạ tầng cảng biển

Tại cảng Cát Lái hiện có rất nhiều containers bị “rớt” chuyến tàu hàng xuất khẩu, do doanh nghiệp còn nợ phí hạ tầng cảng biển nên Cảng vụ đường thủy nội địa yêu cầu phong tỏa hàng hóa.

Tân Cảng Sài Gòn hành trình 35 năm vươn tầm thế giới Sếp Tân Cảng Sài Gòn làm Chủ tịch Hiệp hội Cảng biển Đông Nam Á

Thương nhân Philippines tạm dừng nhận hàng chờ chính sách thuế mới dẫn đến tồn kho lớn, giao dịch yếu

Ngay khi Chính phủ Philippines thông qua quyết định giảm thuế nhập khẩu gạo từ 35% xuống còn 15%, hầu hết các thương nhân mua gạo từ Việt Nam đã tạm dừng nhận hàng để chờ chính sách giảm thuế mới. Hiện gạo thơm còn tồn nhiều tại các kho, giao dịch gạo thơm yếu.

Campuchia “muốn” chia thị phần với gạo Việt Nam tại Philippines: Riêng 1 điểm đã "không có cửa" Xuất khẩu gạo đóng vai trò chủ đạo trong thương mại song phương Việt Nam – Philippines

Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo xuống còn 15%, gạo Việt sẽ được hưởng lợi

Philippines, quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới và là khách hàng truyền thống số 1 của gạo Việt Nam vừa chấp thuận giảm thuế gạo từ 35% xuống còn 15%. Thuế giảm sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Thêm Myanmar và Philippines được áp thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam Campuchia “muốn” chia thị phần với gạo Việt Nam tại Philippines: Riêng 1 điểm đã "không có cửa"