Giá hàng xuất xưởng của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong sáu tháng

Giá hàng hóa xuất xưởng của Trung Quốc trong tháng 4/2025 đã giảm mạnh nhất trong vòng sáu tháng, trong khi giá tiêu dùng cũng ghi nhận tháng giảm thứ ba liên tiếp.

163910-kinh-te-tu-nhan-nguon-luc-quan-trong-cua-nen-kinh-te-trung-quoc.jpg
Công nhân làm việc tại dây chuyền lắp ráp ô tô của Tập đoàn ô tô Thành Công, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc). Ảnh: Công Tuyên - PV TTXVN tại Trung Quốc

Diễn biến này phản ánh nhu cầu ngày càng cấp thiết của các biện pháp kích thích kinh tế, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục chịu sức ép từ cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Tình trạng suy giảm kéo dài của thị trường bất động sản, nợ hộ gia đình cao và bất ổn việc làm đã làm suy giảm đầu tư và tiêu dùng, góp phần duy trì áp lực giảm phát. Bên cạnh đó, các rào cản thương mại ngày càng gia tăng cũng khiến nền kinh tế Trung Quốc đối mặt thêm nhiều rủi ro từ bên ngoài. Tuy nhiên, hy vọng về khả năng hạ nhiệt căng thẳng đang dần hình thành khi các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung được khởi động tại Thụy Sỹ.

Quảng cáo

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, chỉ số giá sản xuất (PPI) trong tháng 4/2025 đã giảm 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái – tồi tệ hơn mức giảm 2,5% của tháng Ba, nhưng vẫn thấp hơn mức dự báo 2,8%.

“Trung Quốc vẫn đang đối mặt với áp lực giảm phát dai dẳng”, ông Trương Chí Vy, nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management, nhận định. “Áp lực này có thể tăng lên trong những tháng tới nếu xuất khẩu tiếp tục suy yếu”.

Ông cho rằng, ngay cả khi hai nước đạt tiến triển trong đàm phán và cắt giảm thuế quan, thì mức thuế khó có thể quay lại ngưỡng trước tháng Tư. Do đó, cần có chính sách tài khóa chủ động hơn để thúc đẩy nhu cầu nội địa và giải quyết tình trạng giảm phát.

Trung Quốc hiện đang triển khai nhiều biện pháp kích cầu trên diện rộng, trong đó có các gói kích thích mới được công bố gần đây như cắt giảm lãi suất và bơm mạnh thanh khoản vào thị trường.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu, các tập đoàn bán lẻ lớn như JD.com và Freshippo (thuộc Alibaba) đã đưa ra nhiều sáng kiến hỗ trợ doanh nghiệp chuyển hướng sang thị trường trong nước. Tuy nhiên, khi niềm tin kinh doanh và tiêu dùng vẫn yếu, điều này có thể tiếp tục kéo giá cả xuống thấp.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp cho dù tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ do lo ngại về gánh nặng nợ công lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Trong phiên giao dịch 19/5, thị trường chứng khoán châu Á đi xuống, khi các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc cho thấy nền kinh tế trong nước vẫng đang gặp khó khăn

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Chứng khoán Mỹ: Một tuần khởi sắc

Chứng khoán Phố Wall tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 16/5, góp phần vào đà tăng của cả tuần nhờ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt và hy vọng về khả năng có thêm các thoả thuận thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 14/5 do các nhà đầu tư khó duy trì đà tăng mạnh từ Phố Wall hôm trước bởi Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm sau đàm phán thương mại Mỹ - Trung Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh