Giá hàng hóa toàn cầu đồng loạt giảm sâu phát chỉ báo xấu về kinh tế toàn cầu

Trong vòng 12 tháng vừa qua, giá hàng hóa toàn cầu đã giảm hơn 25%, thực tế này được phản ánh trong diễn biến của chỉ số giá hàng hóa S&P GSCI Commodities.

Giá cả của nhiều loại hàng hóa trên toàn cầu ví như dầu thô hay quặng sắt đã không ngừng giảm trong năm nay, nó cho thấy tình trạng suy giảm kinh tế trên toàn cầu và thậm chí cả rủi ro suy thoái đang đến gần, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế với CNBC.

Trong vòng 12 tháng vừa qua, giá hàng hóa toàn cầu đã giảm hơn 25%, thực tế này được phản ánh trong diễn biến của chỉ số giá hàng hóa S&P GSCI Commodities, chỉ số đo lường diễn biến giá hàng hóa trên nhiều thị trường của toàn cầu.

Trong giỏ của nhiều loại hàng hóa khác nhau, giá kim loại công nghiệp đã hạ khoảng 3,79% trong giai đoạn nói trên, cùng lúc đó, giá của nhiều loại sản phẩm năng lượng ví như dầu và khí đốt đã giảm 23%, ngược lại, giá của nhiều loại nông sản ví như ngũ cốc, lúa mì và đường đã tăng ước tính khoảng 11%.

Tuy nhiên, xu thế suy giảm vẫn là chủ đạo của giá hàng hóa toàn cầu, nó phát đi thông điệp về khả năng kinh tế suy giảm và thậm chí là suy thoái, theo phân tích của các chuyên gia kinh tế. Đáng chú ý, quá trình này diễn ra khi mà quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc mất đà.

“Giá quặng sắt và đồng có thể coi như những chỉ báo tốt về chu kỳ của kinh tế toàn cầu, trong đó phải kể đến hoạt động xây dựng và sản xuất vốn đã đi xuống sâu tại nhiều nơi trên thế giới”, chuyên gia phân tích hàng hóa tại Kpler – ông Reid I’Anson chỉ ra.

Ông I’Anson nói: “Tôi tin rằng sự suy giảm của giá hàng hóa sẽ diễn ra trên diện rộng, đặc biệt ở phương Tây”.

Ông I’Anson dự báo GDP Mỹ nhiều khả năng sẽ suy giảm trong quý 4/2023 hoặc quý 1/2024, và kinh tế châu Âu sẽ suy thoái trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng sau đó.

“Giá cả của nhiều loại hàng hóa ví như kim loại công nghiệp thường có xu thế sụt giảm trước khi các chỉ số kinh tế quan trọng như chỉ số quản lý sức mua (PMI) đi xuống, thông thường diễn biến của các loại giá cả này cũng phát đi thông điệp về việc khi nào sự suy giảm có thể diễn ra”, giám đốc phụ trách bộ phận hàng hóa và tài sản thực tại S&P Dow Jones Indices – ông Jim Wiederhold phân tích. Đồng thời ông cũng nói thêm rằng giá dầu thường hạ rất sâu khi mà sự suy giảm kinh tế diễn ra.

Quảng cáo

“Nhìn chung, giá cả của nhiều loại hàng hóa đã giảm rất sâu trong vài tháng qua khi mà nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng giảm nhu cầu bởi họ dự báo về khả năng suy thoái kinh tế, ông Wiederhold phân tích.

Giá hàng hóa thường có xu thế diễn biến cùng chiều với thay đổi về lạm phát, cũng theo ông Wiederhold. Nếu lạm phát hạ sâu hơn, thị trường hàng hóa sẽ có thể chứng kiến thêm sự suy giảm trong ngắn hạn.

Tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy lạm phát toàn cầu nhiều khả năng sẽ giảm từ mức 8,7% trong năm 2022 xuống còn 7% trong năm 2023.

Hoạt động sản xuất tại các nhà máy của Trung Quốc tháng 6/2023 tăng trưởng chậm hơn, theo kết quả khảo sát được công bố vào ngày thứ Hai. Trong tuần trước, cũng đã có những số liệu cho thấy rằng tăng trưởng tại nhóm nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Chỉ số Caixin/S&P tháng 6/2023 rơi xuống mức 50,5 điểm từ mức 50,9 điểm của tháng 5/2023. Các chuyên gia kinh tế dự báo chỉ số này sẽ chạm mức 50,2 điểm trong tháng 6/2023, theo khảo sát của Reuters. Ngưỡng 50 phân định giữa suy giảm và tăng trưởng.

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vào ngày thứ Sáu mới đây công bố chỉ số PMI chính thức của tháng 5/2023 là 49 điểm từ mức 48,8 điểm của tháng 5/2023.

“Một loạt số liệu kinh tế gần đây cho thấy rằng quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc hiện vẫn chưa vững vàng, nhiều vấn đề nổi bật bao gồm thiếu động lực tăng trưởng nội địa, nhu cầu yếu và triển vọng xấu đi”, chuyên gia kinh tế cao cấp tại tổ chức Caixin Insight Group – ông Wang Zhe phân tích.

“Nhiều vấn đề hiện đang được phản ánh trong chỉ số Caixin của ngành sản xuất Trung Quốc tháng 6/2023, đó là hàng loạt vấn đề từ thị trường việc làm u ám cho đến áp lực giảm phát leo thang và sự lạc quan giảm đi”, ông Zhe nhấn mạnh.

Chỉ số Caixin PMI của ngành sản xuất Trung Quốc khảo sát ước tính khoảng 650 doanh nghiệp tư nhân và nhà nước có trọng tâm xuất khẩu, tập trung tại các khu vực ven biển của Trung Quốc. Còn chỉ số PMI chính thức khảo sát khoảng 3.200 doanh nghiệp trên khắp Trung Quốc.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Trong phiên giao dịch thưa thớt ngày 18/4, các thị trường châu Á biến động trái chiều, khi giới đầu tư đang theo dõi sát sao các cuộc đàm phán thuế quan giữa nhiều quốc gia với Mỹ.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ Chứng khoán châu Á khởi sắc khi Tổng thống Mỹ cân nhắc miễn thuế ô tô

Lợi nhuận quý I/2025 của Netflix đạt 2,9 tỷ USD

“Gã khổng lồ” truyền phát trực tuyến (streaming) Netflix vừa công bố lợi nhuận quý I/2025 đạt 2,9 tỷ USD phần lớn nhờ vào việc tăng giá các gói thuê bao gần đây.

Trung - Mỹ đại chiến truyền hình tại Đông Nam Á: Khi Netflix phải đối đầu Baidu và Tencent để chiếm sóng người xem Netflix và các đối thủ khởi động cuộc chiến pháp lý tại Xứ sở Lá phong

Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản cấp vốn hỗ trợ 40.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa

Từ tháng 5/2025, một trong những ngân hàng lớn nhất Nhật Bản là Mizuho sẽ triển khai một cơ chế mới để cung cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn quốc.

Nhật Bản trước áp lực tranh luận về thuế quan với Mỹ "Ông lớn" viễn thông Nhật Bản đầu tư 1,5 tỷ USD vào trung tâm dữ liệu tại Ấn Độ

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm sau cảnh báo từ Nvidia

Thị trường chứng khoán châu Á hầu như giảm điểm chiều 16/4 sau khi Nvidia thông báo các quy định cấp phép mới của Mỹ đối với xuất khẩu chip của hãng sang Trung Quốc, làm giảm niềm tin các nhà đầu tư.

Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ

Lo ngại thuế quan tiếp tục phủ bóng thị trường chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ khép phiên giao dịch ngày 15/4 trong sắc đỏ, giữa lúc những bất ổn liên quan đến thuế quan tiếp tục đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư.

Nhà Trắng tuyên bố thuế đối ứng với Trung Quốc là 145%, chứng khoán Mỹ lao dốc mạnh Chứng khoán Mỹ: Nhà đầu tư cá nhân “tham lam khi người khác sợ hãi”

Mỹ xem xét miễn thuế ô tô, giá dầu phản ứng tích cực

Đà tăng của giá dầu xuất hiện sau khi Tổng thống Mỹ thông báo sẽ miễn trừ thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng điện tử và xem xét điều chỉnh thuế áp dụng đối với ô tô và linh kiện ô tô nhập khẩu.

Giá dầu thế giới đảo chiều tăng hơn 4% Giá dầu thế giới quay đầu giảm mạnh do căng thẳng Mỹ-Trung