Giá dầu tăng mạnh khi nhiều doanh nghiệp lớn chạy đua dự trữ

Nhập khẩu dầu thô vào Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, trong tháng 5/2023 tăng lên mức cao hơn khi mà nhiều doanh nghiệp lọc dầu tăng cường mua để dự trữ.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Giá dầu tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư dù rằng những số liệu mới công bố cho thấy dự trữ nhiên liệu của Mỹ tăng và số liệu xuất khẩu của Trung Quốc không đạt kỳ vọng.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 66 cent tương đương 0,9% lên 76,95USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 79 cent tương đương 1,1% lên 72,53USD/thùng.

Cả hai loại giá dầu tăng hơn 1USD/thùng trong phiên ngày thứ Hai sau khi Saudi Arabia vào cuối tuần qua đã quyết định hạ sản lượng 1 triệu thùng/ngày xuống còn 9 triệu thùng/ngày bắt đầu từ tháng 7/2023.

“Giá dầu giao hợp đồng tương lai dường như chịu ảnh hưởng từ việc nhu cầu sản xuất giảm đi, nhu cầu dầu diesel đi xuống”, phó chủ tịch cao cấp phụ trách đầu tư tại quỹ BOK Financial – ông Dennis Kissler phân tích.

Dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm ước tính khoảng 450.000 thùng, theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Trước đó, dự trữ dầu thô tăng khoảng 1 triệu thùng/ngày.

Dự trữ dầu diesel tăng 5,1% triệu thùng trong tuần trước còn thị trường đã dự báo về con số chỉ 1,33 triệu thùng. Dự trữ xăng tăng 2,8 triệu thùng, cao vượt kỳ vọng 880.000 thùng của các chuyên gia.

Việc dự trữ nhiên liệu bất ngờ tăng không khỏi khiến nhiều người lo sợ về tiêu thụ dầu tại nước sử dụng dầu lớn nhất thế giới, đặc biệt khi mà nhu cầu đi lại tăng lên trong dịp nghỉ lễ vừa qua.

Trong phiên, đã có lúc giá dầu giảm bởi số liệu kinh tế Trung Quốc bi quan hơn so với kỳ vọng.

Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 5/2023 giảm sâu hơn so với kỳ vọng, thực tế này không khỏi khiến cho nhiều người lo ngại về khả năng quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc sau khi mở cửa hoạt động kinh tế đang yếu đi và hoạt động thương mại toàn cầu hạ nhiệt, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Những số liệu mới công bố cho thấy mức độ suy yếu của thương mại hàng hóa toàn cầu trong năm nay khi mà các ngân hàng trung ương tại Mỹ và nhiều nước châu Âu nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát và thêm nhiều người tiêu dùng chuyển sang tiêu dùng vào dịch vụ sau nhiều năm bị hạn chế.

Tổng lượng hàng hóa xuất ra nước ngoài trong tháng 5/2023 giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước, theo Hải quan Trung Quốc công bố vào ngày thứ Tư. Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 4/2023 tăng trưởng 8,5%. Đây là lần đầu tiên trong 3 tháng, xuất khẩu Trung Quốc ghi nhận tốc độ tăng trưởng sụt giảm, mức độ suy giảm cao hơn kỳ vọng của các chuyên gia.

Việc xuất khẩu suy giảm một phần phản ánh cho hiệu ứng so sánh với nền cao trong tháng 5/2023, khi mà đợt phong tỏa kéo dài 2 tháng tại Thượng Hải mới chấm dứt, gây tổn hại đến thương mại và làm tê liệt chuỗi cung ứng nội địa.

Trong dấu hiệu cho thấy nhu cầu nội địa phục hồi, nhập khẩu của Trung Quốc tháng 5/2023 hạ thấp hơn so với kỳ vọng, mức giảm ghi nhận 4,5% so với cùng kỳ năm trước so với mức giảm 7,9% của tháng 4/2023. Nhìn chung, thặng dư thương mại của Trung Quốc giảm xuống còn 65,5 tỷ USD trong tháng.

Số liệu công bố vào ngày thứ Tư cũng cho thấy rằng nhập khẩu dầu thô vào Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, trong tháng 5/2023 tăng lên mức cao hơn khi mà nhiều doanh nghiệp lọc dầu tăng cường mua để dự trữ.

Theo nghiên cứu của của JP Morgan Chase, hoạt động mua bù thiếu dầu tại Trung Quốc tăng vọt, nó cho thấy các doanh nghiệp lọc dầu Trung Quốc chưa tăng tỷ lệ sản xuất mà đẩy mạnh trữ dầu.

Đồng USD giảm giá khi mà cơ hội Fed nâng lãi suất tăng cao trong tuần sau. Đồng USD yếu hỗ trợ cho nhu cầu dầu bởi dầu trở nên rẻ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác.

Trong năm sau, tăng trưởng kinh tế toàn cầu hồi phục khi mà tác động từ các đợt nâng lãi suất của nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới trở nên rõ ràng.

OECD dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng 2,7% trong năm nay, thay vì 2,6% theo dự báo hồi tháng Ba, khi nâng dự báo của Mỹ, Trung Quốc và Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Tuy nhiên, mức dự báo mới vẫn thấp hơn mức tăng trưởng 3,3% của năm 2022.

Nhà kinh tế trưởng của OECD, Clare Lombardelli, nhận định kinh tế toàn cầu đang phục hồi nhưng đối mặt với một chặng đường dài để đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh và bền vững.

Dự báo tăng trưởng năm 2024 được giữ nguyên ở mức 2,9%.

Việc giá năng lượng giảm, các nút cổ chai của chuỗi cung ứng được tháo gỡ và Trung Quốc mở cửa sớm hơn dự kiến đang góp phần vào sự phục hồi của kinh tế toàn cầu.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE