Giá dầu giảm do lo ngại nhu cầu yếu

Những lo ngại rằng nguồn cung vẫn sẽ vượt cầu trong năm tới tiếp tục gây áp lực lên giá.

Giá dầu châu Á giảm trong phiên 6/12 do lo ngại nhu cầu yếu sau khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác, hay còn gọi là OPEC+, hoãn kế hoạch tăng nguồn cung và kéo dài việc cắt giảm sản lượng sâu đến cuối năm 2026.

110948-gia-dau-tho-the-gioi-tang-hon-3-do-cang-thang-leo-thang-o-trung-dong.jpg
Một nhà máy lọc dầu ở Texas, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Khoảng 14 giờ 16 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 21 xu Mỹ (0,3%) xuống 71,88 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 15 xu Mỹ (0,2%) xuống 68,15 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá Brent đang trên đà giảm hơn 1%, trong khi WTI giữ được mức tăng nhẹ 0,1%.

OPEC+ ngày 5/12 đã lùi thời điểm bắt đầu tăng sản lượng dầu thêm ba tháng đến tháng 4/2025 và kéo dài thời gian dỡ bỏ hoàn toàn việc cắt giảm sản lượng thêm một năm đến cuối năm 2026.

Quảng cáo

OPEC+, nhóm chịu trách nhiệm cho khoảng 50% sản lượng dầu của thế giới, đã lên kế hoạch bắt đầu dỡ bỏ việc cắt giảm sản lượng từ tháng 10/2024. Tuy nhiên, nhu cầu thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc, chậm lại và sản lượng tăng ở những nơi khác đã buộc nhóm phải nhiều lần hoãn kế hoạch.

Nhà phân tích thị trường cấp cao Priyanka Sachdeva tại Phillip Nova, cho biết bỏ qua việc dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ giảm trong tuần trước và OPEC+ kéo dài kế hoạch tăng sản lượng đến tháng 9/2026, giá dầu tiếp tục giảm trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về nhu cầu toàn cầu bị ảnh hưởng và thị trường dư cung.

Những lo ngại rằng nguồn cung vẫn sẽ vượt cầu trong năm tới tiếp tục gây áp lực lên giá.

Các nhà phân tích của Macquarie dự đoán sản lượng dầu của Saudi Arabia sẽ duy trì ở mức thấp khoảng 9 triệu thùng/ngày vào năm 2025, nhưng dự kiến ngay cả với kỷ luật nguồn cung đó, thị trường vẫn sẽ dư cung hơn 1 triệu thùng/ngày.

Thị trường cũng đang chờ đợi báo cáo việc làm tháng 11/2024 của Mỹ, được công bố vào cuối ngày hôm nay, để xem liệu báo cáo này có hỗ trợ kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tiếp theo của Fed hay không, và các tín hiệu về các biện pháp kích thích tài khóa hơn nữa của Trung Quốc.

Theo công cụ CME Watch của Fed, thị trường đang đoán định 72% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi nhóm họp vào ngày 17-18/12, tăng so với mức 66,5% một tuần trước.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu chạm mức cao nhất 4 tháng do lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Nga

Giá dầu phiên 13/1 đạt mức cao nhất trong bốn tháng, chủ yếu do dự đoán rằng các lệnh trừng phạt mở rộng của Mỹ đối với dầu Nga sẽ buộc khách mua ở Ấn Độ và Trung Quốc tìm kiếm các nguồn cung khác.

Giá dầu đi ngang dưới tác động giằng co từ hai phía cung cầu Giá dầu thế giới tăng trước thời tiết lạnh ở Mỹ và châu Âu

Giá dầu đi ngang dưới tác động giằng co từ hai phía cung cầu

Giá dầu gần như đi ngang trong phiên giao dịch 9/1 tại châu Á giữa dự đoán nhu cầu nhiên liệu mùa Đông cao và mức tăng lớn trong lượng nhiên liệu dự trữ của Mỹ cũng như những lo ngại về kinh tế vĩ mô.

Lo ngại về nguồn cung đẩy giá dầu đi lên Giá dầu châu Á phục hồi nhờ nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng

Giá dầu thế giới giảm do các số liệu kinh tế thiếu lạc quan từ Mỹ và Đức

Giá dầu thế giới giảm trong phiên giao dịch biến động 6/1 do một số tin tức kinh tế khá bi quan từ Mỹ và Đức làm lu mờ sự hỗ trợ từ đồng USD suy yếu và dự báo nhu cầu sưởi ấm tăng cao do bão mùa Đông.

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới Giá dầu tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2024

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại