Giá dầu châu Á đi lên giữa những căng thẳng địa chính trị

Trong phiên giao dịch 4/12, giá dầu tại thị trường châu Á đi lên, giữa những căng thẳng địa chính trị và triển vọng các nhà sản xuất kéo dài chương trình cắt giảm sản lượng.

130443-gia-dau-tho-giam-manh-sau-quyet-dinh-cua-israel-ve-muc-tieu-tan-cong-tra-dua-iran.jpg
Công nhân làm việc tại nhà máy chế biến của giếng dầu Ahdab ở tỉnh Wasit, Iraq ngày 28/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Vào lúc 14 giờ Việt Nam, giá dầu Brent tăng 23 xu (0,3%) lên 73,85 USD/thùng, còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 19 xu (0,3%) lên 70,13 USD/thùng. Trong phiên 3/12, giá dầu Brent đã tăng 2,5%, ghi nhận mức tăng lớn nhất trong hai tuần.

Bà Priyanka Sachdeva, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại công ty môi giới trực tuyến Phillip Nova, cho biết một số nhân tố như lệnh ngừng bắn mong manh giữa Israel và Hezbollah, lệnh thiết quân luật của Hàn Quốc và bất ổn tại Syria đã hỗ trợ giá dầu.

Quảng cáo

Trong khi đó, nhu cầu yếu tiêu thụ dầu của Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang có dấu hiệu yếu đi. Theo bà Sachdeva, Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới có thể gặp khó khăn trong việc duy trì thị phần trong nhu cầu toàn cầu năm 2025.

Về phía nguồn cung, theo dữ liệu từ Viện Xăng dầu Mỹ, tồn kho dầu thô tại nước này đã tăng 1,2 triệu thùng trong tuần trước. Số liệu chính thức về tồn kho dầu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ sẽ được công bố ngày 4/12 theo giờ Mỹ.

Một yếu tố hỗ trợ giá dầu khác là thông tin Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, hay OPEC+, có thể tiếp tục cắt giảm sản lượng đến hết quý I/2025 khi các nước thành viên nhóm họp ngày 5/12. OPEC+ đã lên kế hoạch dần dần gỡ bỏ chương trình cắt giảm sản lượng trong suốt năm tới.

Ông Vivek Dhar, chuyên gia phân tích tại ngân hàng Commonwealth Bank of Australia, cho rằng vấn đề chính đối với việc OPEC+ khôi phục sản lượng là việc tăng trưởng sản lượng ngoài OPEC vào năm 2025 dự kiến sẽ vượt qua tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu.

Theo ông Dhar, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo tăng trưởng sản lượng ngoài OPEC, chủ yếu đến từ Mỹ, Canada, Guyana và Brazil, sẽ làm tăng nguồn cung dầu thêm 1,5 triệu thùng/ngày vào năm tới. Tuy nhiên, nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến sẽ chỉ tăng khoảng 1 triệu thùng/ngày khi nhu cầu dầu của Trung Quốc dự kiến vẫn yếu.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Khi thị trường đang gần mốc 1.300 điểm hơn

Các thông tin tích cực trong tuần vừa qua đã giúp thị trường chứng khoán Việt Nam có 4 tuần tăng điểm liên tiếp và gần mốc 1.300 điểm hơn. Các chuyên gia đã đưa ra quan điểm về thành quả thị trường và dự báo về khả năng chinh phục mốc 1.300 điểm.

Tỷ giá và lãi suất giảm mạnh trên liên ngân hàng Tuần tăng điểm thứ 4 liên tiếp của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường dầu mỏ: Một tuần trồi sụt

Giá dầu thế giới trồi sụt những ngày qua, khi thị trường phản ứng trước triển vọng về một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine, cũng như các quyết định về chính sách thương mại của chính quyền Mỹ.

"Chảo lửa" Trung Đông - biến số khó lường trên thị trường dầu mỏ Lộ diện liên danh trúng thầu cao tốc Tp.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành dài 52km với vốn đầu tư hơn 8.800 tỷ đồng

Mỹ hoãn thuế quan giúp giá dầu dứt chuỗi giảm ba tuần liên tiếp

Giá dầu dự kiến sẽ chấm dứt chuỗi giảm giá kéo dài ba tuần, nhờ nhu cầu nhiên liệu ngày càng tăng và kỳ vọng kế hoạch áp thuế quan đối ứng toàn cầu của Mỹ sẽ không có hiệu lực cho đến tháng 4/2025.

Giá dầu hạ nhiệt sau diễn biến mới trong xung đột Nga-Ukraine Giá dầu giảm trước kỳ vọng về một thỏa thuận tại Ukraine