Giá dầu có tuần tăng mạnh bởi kỳ vọng vào Trung Quốc

Giá dầu được hỗ trợ bởi những kỳ vọng vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nhanh chóng chuyển hướng sang các đợt nâng lãi suất quy mô nhỏ hơn, điều này sẽ làm sáng triển vọng kinh tế Mỹ.

Phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá dầu tăng khoảng hơn 1USD/thùng và như vậy có tuần tăng thứ 2 liên tiếp khi mà triển vọng kinh tế Trung Quốc sáng lên, nó làm gia tăng kỳ vọng về khả năng nhu cầu nhiên liệu tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tăng lên.

Việc Trung Quốc gỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại để ngăn dịch COVID-19 nhiều khả năng sẽ đẩy nhu cầu toàn cầu lên ngưỡng cao trong năm nay, theo công bố của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vào ngày thứ Tư, ngày mà OPEC dự báo nhu cầu tại Trung Quốc sẽ hồi phục.

Đóng cửa phiên giao dịch gần nhất trên thị trường London, giá dầu Brent ở mức 87,63USD/thùng, mức tăng ghi nhận 1,47% tương đương 1,7%. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ đóng cửa ở mức 81,31USD/thùng, mức tăng 98 cent tương đương 1,2% trong phiên giao dịch.

“Phần lớn các nhà đầu tư tin rằng nhiều khả năng nhu cầu sẽ tăng cao hơn bởi yếu tố Trung Quốc khi mà giới chức Trung Quốc vẫn tiếp tục thay đổi chính sách phòng chống COVID-19”, chuyên gia phân tích tại tổ chức môi giới tại Avatrade – ông Naeem Aslam phân tích.

Đóng cửa tuần, giá dầu Brent tăng 2,8% còn giá dầu WTI trên thị trường Mỹ tăng 1,8%.

Giá dầu được hỗ trợ bởi những kỳ vọng vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nhanh chóng chuyển hướng sang các đợt nâng lãi suất quy mô nhỏ hơn, điều này sẽ làm sáng triển vọng kinh tế Mỹ.

Theo kết quả khảo sát của Reuters, Fed sẽ chấm dứt chu kỳ thắt chặt chính sách sau khi tăng lãi suất ước tính khoảng 25 điểm cơ bản tại hai cuộc họp chính sách lần tới và rồi sau đó sẽ duy trì lãi suất ở mức ổn định trong suốt khoảng thời gian còn lại của năm.

Quảng cáo

Vào ngày thứ Năm, phó chủ tịch Fed Lael Brainard cho biết khả năng kinh tế Mỹ hạ cánh mềm dường như đang tăng lên. Cuộc họp bàn về lãi suất tiếp theo của Fed dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 31/1 cho đến 1/2/2022.

Một yếu tố khác hỗ trợ cho giá dầu chính là việc Baker Hughes công bố số lượng giàn khoan dầu tại Mỹ giảm 10 xuống 613, thấp nhất tính từ tháng 11/2022.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang cần thêm dầu, theo chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại OANDA – ông Edward Moya nhận định.

“Thị trường dầu trong thời gian gần đây chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi những nỗi sợ suy thoái, tuy nhiên hiện vẫn có những dấu hiệu cho thấy thị trường có thể thiếu cung trong thời gian dài hơn”, ông Moya nói.

Giá dầu tăng bất chấp thông tin về tồn kho dầu của Mỹ trong tuần này cho thấy dự trữ dầu thô tăng 8 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 13/1/2022 lên 448 triệu thùng dầu – ngưỡng cao nhất tính từ tháng 6/2021.

Việc Mỹ ngừng bán dầu từ dự trữ chiến lược quốc gia (SPR) đã giúp làm giảm tâm lý bi quan và đẩy cao giá dầu, theo chủ tịch quỹ Lipow Oil Associates ở Houston – ông Andy Lipow chỉ ra.

Việc phương Tây áp trần giá dầu Nga, yếu tố vốn đã ảnh hưởng đến thị trường dầu toàn cầu, đang giúp đẩy tăng giá dầu, theo nhận định của tổ chức tư vấn Ritterbusch and Associates – ông Jim Ritterbusch.

“Các biện pháp trừng phạt và hạn chế với dầu Nga hiện đang cải thiện hiệu ứng giá cả và sẽ có thể đẩy tăng giá dầu khi mà lượng dầu thô của Nga được hấp thụ vào thị trường toàn cầu”, ông Ritterbusch nói.

Nga là nước cung cấp dầu lớn thứ 2 cho Trung Quốc trong năm 2022 còn Saudi Arabia giữ vị trí đứng dầu.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Xuất khẩu thực phẩm của Nhật Bản tiếp tục cao kỷ lục

Ngày 4/2, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông sản, lâm nghiệp, thủy sản và thực phẩm của nước này năm 2024 đạt mức cao kỷ lục trong năm thứ 12 liên tiếp.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm

Tình thế khó xử của FED

Hai quan chức Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), được cho là đại diện cho hai quan điểm trái ngược trong chính sách tiền tệ, cho biết hôm 2/1 rằng, họ sẽ cần theo dõi tác động của các chính sách từ chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với lạm phát để

Thị trường vàng “lặng sóng” trước thềm cuộc họp của Fed FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Lạm phát của Mỹ tăng mạnh nhất 8 tháng

Theo số liệu mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố, lạm phát tại nước này trong tháng 12/2024 đã tăng mạnh nhất tám tháng qua khi chi tiêu tiêu dùng cho hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ.

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Mỹ áp thuế hàng nhập từ Canada, Mexico và Trung Quốc; DeepSeek tạo "cơn địa chấn" trên thị trường công nghệ toàn cầu; Fed giữ nguyên lãi suất... là những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025 10 sự kiện chứng khoán năm 2024

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Sau cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28-29/1, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, tạm dừng xu hướng nới lỏng chính sách đã duy trì trong khoảng nửa năm qua khi các quan chức xem xét b

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần

Yếu tố làm nên sức bật cho nền kinh tế “ngôi sao” của châu Âu

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Đường ống mới Pháp - Tây Ban Nha có giải quyết được khủng hoảng năng lượng châu Âu? Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới