Giá dầu châu Á “thoát đáy” của nhiều năm

Giá dầu châu Á tăng trong phiên ngày 6/3 sau khi đợt bán tháo mạnh đẩy thị trường xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.

Tuy nhiên, những bất ổn về thuế quan và triển vọng nguồn cung gia tăng đã làm hạn chế đà tăng của dầu.

125725-gia-dau-mo-the-gioi-thap-nhat-trong-2-thang-qua.jpg
Giàn khoan dầu tại Texas, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Khoảng 14 giờ 16 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 50 xu (0,72%) lên 69,80 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 48 xu (0,72%) lên 66,79 USD/thùng.

Giá dầu Brent đã giảm 6,5% trong bốn phiên trước đó, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2021 trong phiên 5/3, trong khi giá dầu WTI giảm 5,8% trong cùng kỳ xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2023.

Quảng cáo

Chiến lược gia thị trường Yeap Jun Rong tại nền tảng giao dịch IG, cho biết, việc giá dầu giảm mạnh xuống dưới mức quan trọng 70 USD/thùng có thể tạo ra một khoảng nghỉ nhẹ trong phiên hôm nay, do các yếu tố kỹ thuật cho thấy thị trường đang ở trạng thái quá bán. Tuy nhiên, đà phục hồi vẫn còn mong manh, khi động lực cung-cầu không thuận lợi là một yếu tố chính đè nặng lên tâm lý lạc quan của thị trường.

Giá dầu đã giảm sau khi Mỹ áp dụng thuế quan đối với hàng hóa của Canada và Mexico, bao gồm cả nhập khẩu năng lượng, cùng thời điểm các nhà sản xuất lớn quyết định tăng hạn ngạch sản lượng lần đầu tiên kể từ năm 2022.

Đà giảm đã dịu bớt khi Mỹ cho biết nước này sẽ miễn thuế 25% cho các nhà sản xuất ô tô, làm tăng thêm hy vọng rằng tác động của tranh chấp thương mại có thể được giảm thiểu.

Ngoài ra, một nguồn tin quen thuộc cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể loại bỏ thuế quan 10% đối với nhập khẩu năng lượng của Canada, chẳng hạn như dầu thô và xăng, và tuân thủ các hiệp định thương mại hiện có.

Tâm lý thị trường vẫn giảm do tác động kép của thuế quan và quyết định của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, về việc tăng sản lượng.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) ngày 5/3, lượng dầu trong các kho dự trữ của Mỹ, nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đã tăng nhiều hơn dự kiến vào tuần trước trong bối cảnh các nhà máy lọc dầu bước vào giai đoạn bảo trì theo mùa, trong khi lượng xăng và sản phẩm chưng cất dự trữ giảm do xuất khẩu tăng.

EIA cho biết, lượng dầu thô dự trữ tăng 3,6 triệu thùng lên 433,8 triệu thùng trong tuần, vượt dự báo tăng 341.000 thùng mà các nhà phân tích của Reuters đưa ra.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu giảm hơn 1% do lo ngại về thuế quan và dự báo cung - cầu

Giá dầu thế giới giảm hơn 1% trong phiên 13/3, trước những lo ngại rằng nguy cơ chiến tranh thương mại có thể ảnh hưởng đến nhu cầu, cũng như sự bất ổn xung quanh lệnh ngừng bắn giữa Nga và Ukraine.

Giá dầu giảm mạnh do lo ngại thuế quan của Mỹ và nguồn cung tăng Giá dầu phục hồi bất chấp lo ngại thuế quan và suy thoái kinh tế Mỹ

Giá dầu phục hồi bất chấp lo ngại thuế quan và suy thoái kinh tế Mỹ

Giá dầu đã thu hẹp đà giảm trước đó để đảo chiều đi lên trong phiên 11/3, bất chấp những lo ngại về khả năng xảy ra suy thoái kinh tế ở Mỹ và việc các nhà sản xuất lớn đặt mục tiêu tăng sản lượng.

Giá dầu giảm trước những lo ngại về tác động của thuế quan Giá dầu giảm do lo ngại chính sách thuế của Mỹ và sản lượng dầu của OPEC+ tăng

Giá dầu giảm trước những lo ngại về tác động của thuế quan

Sáng 10/2, giá dầu giảm do những lo ngại về tác động từ thuế quan của Mỹ đối với tăng trưởng kinh tế và nhu cầu nhiên liệu. Sản lượng tăng từ OPEC+ cũng làm giảm tâm lý ưa rủi ro của các nhà đầu tư.

Giá dầu tiếp tục giảm hơn 2% sau loạt thông tin bất lợi Giá dầu châu Á “thoát đáy” của nhiều năm